Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Phương pháp mới giúp xác định mức độ ô nhiễm vi nhựa ở Ấn Độ Dương

13/06/2022 16:49

Các nhà khoa học Đức đã phát hiện, có trung bình 50 hạt và sợi vi nhựa trong một mét khối nước gần bề mặt của Ấn Độ Dương.

Những mối nguy hiểm tiềm tàng đến từ các hạt vi nhựa - những hạt nhựa với kích thước dao động từ khoảng 1 micron (một phần nghìn milimet) đến 5 milimet, đang ngày càng được quan tâm. 

Tuy nhiên, việc phân tích chính xác những hạt nhỏ bé này là một công việc khó khăn do tỷ lệ sai sót cao và đòi hỏi nhiều thời gian. 

Mới đây, một nghiên cứu của Khoa Hóa học Môi trường, Viện Nghiên cứu Helmholtz-Zentrum Hereon, Đức, đứng đầu là GS. Daniel Profrock, được công bố trên tạp chí Environmental Pollution (Ô nhiễm Môi trường) đã đưa ra cách định lượng những hạt nhỏ bé mà nguy hiểm này ở Ấn Độ Dương.

Không chỉ dừng lại ở đó, nghiên cứu còn phát triển một phương pháp mới trong việc chiết xuất và xác định các hạt vi nhựa từ mẫu nước.

Phương pháp mới giúp xác định mức độ ô nhiễm vi nhựa ở Ấn Độ Dương  - Ảnh 1.

Mới đây, Viện Nghiên cứu Helmholtz-Zentrum Hereon (Đức) đã đưa ra cách phân tích các hạt vi nhựa ở Ấn Độ Dương. Nguồn: Shutterstock

Phương pháp mới ứng dụng công nghệ phổ laser hồng ngoại trực tiếp (Laser Direct Infrared - LDIR), kết hợp với một quy trình chuẩn bị mẫu nước mới, đồng thời áp dụng các phản ứng hóa học và enzym để phân hủy các thành phần gây nhiễu có trong mẫu nước.

Phương pháp mới này giản lược được nhiều bước thực hiện so với các phương pháp trước đây. 

Nhận xét về phương pháp này, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, GS. Lars Hildebrant cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát huy ưu điểm của thiết bị laser tầng lượng tử trong việc phân tích các hạt vi nhựa có trong mẫu. Thiết bị nói trên giúp tiết kiệm thời gian và có thể tự động hóa, yếu tố quan trọng giúp xây dựng một quy trình tiêu chuẩn trong tương lai".

Kết quả phân tích đã chỉ ra, có trung bình 50 hạt và sợi vi nhựa trong một mét khối nước ở vùng nước gần bề mặt của Ấn Độ Dương. Con số này vượt xa ước tính trước đây và cho thấy mức độ hiện diện cao của chất gây ô nhiễm siêu nhỏ này ở đại dương lớn thứ ba trên thế giới.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ các con đường chủ yếu mà vi nhựa đi vào đại dương, trong đó 49% đến từ hạt sơn của các con tàu cũ bị tháo dỡ, theo trang Science Daily.

Tiếp theo là PET (Polyethylene terephthalate) với 25%. Đáng chú ý, PET là một thành phần trong quần áo tổng hợp (ở dạng vi sợi polyester) và chai lọ nước giải khát. Các hạt vi nhựa trôi theo dòng nước khi ta giặt quần áo hoặc thải bỏ những chai nước cũ. 

Theo GS. El Gareb, một tác giả chính khác của nghiên cứu, nhiều hạt vi nhựa đã theo rác thải nhựa, thông qua eo biển Sunda, một eo biển giữa Sumatra và Java, tràn vào Ấn Độ Dương, biến nơi đây trở thành điểm nóng về ô nhiễm vi nhựa.

Một lượng đáng kể chất thải được chuyển đến các quốc gia có biên giới với Ấn Độ Dương cũng là nguyên nhân khiến vi nhựa xuất hiện tràn lan ở đại dương này. 

Do các chiến lược quản lý chất thải không hiệu quả, hàng triệu tấn vi nhựa đã xâm nhập vào nước biển mỗi năm, gây hại cho hệ sinh thái biển.

Sắp tới, nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp mới này trong việc nghiên cứu ô nhiễm vi nhựa ở các đại dương khác trên thế giới.

Tác giả:
Quỳnh Anh (dịch)
Nguồn: Science Daily
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Vietnam Water Week 2025: Tìm kiếm giải pháp xanh cho sự phát triển của ngành Nước

Vietnam Water Week 2025: Tìm kiếm giải pháp xanh cho sự phát triển của ngành Nước

Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.

Khách hàng và đơn vị cấp nước đẩy mạnh tương tác qua ứng dụng số

Khách hàng và đơn vị cấp nước đẩy mạnh tương tác qua ứng dụng số

Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.

Doanh nghiệp 11/04/2025
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vào thực tiễn xử lý nước thải

Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vào thực tiễn xử lý nước thải

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.

Tối ưu hóa thủ tục gắn đồng hồ và cấp định mức nước

Tối ưu hóa thủ tục gắn đồng hồ và cấp định mức nước

Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng

Doanh nghiệp 08/04/2025
Sự phát triển của AI làm dấy lên nỗi lo về khủng hoảng nước

Sự phát triển của AI làm dấy lên nỗi lo về khủng hoảng nước

Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.

Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc

Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).

Quốc tế 27/03/2025
Nguy cơ băng tan nhanh do dòng hải lưu mạnh nhất thế giới suy giảm

Nguy cơ băng tan nhanh do dòng hải lưu mạnh nhất thế giới suy giảm

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.

Nghe nhìn 19/03/2025
Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị hướng tới 50 năm thành lập

Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị hướng tới 50 năm thành lập

Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.

Văn hóa nước 12/03/2025
Top