Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Phương án nào tránh ngập nước hiệu quả cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?

18/07/2019 00:00

Chống ngập lụt là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hệ thống chống ngập tại Hà Nội và TP.HCM được đầu tư, nâng cấp qua từng năm nhưng đến nay cứ vào mùa mưa đường phố vẫn ngập nước.

Chống ngập lụt là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hệ thống chống ngập tại Hà Nội và TP.HCM được đầu tư, nâng cấp qua từng năm nhưng đến nay cứ vào mùa mưa đường phố vẫn ngập nước.
 

Vào chiều tối 15-7, Hà Nội bất ngờ đón cơn mưa to, kèm theo gió giật mạnh


Cơn mưa kéo dài chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ nhưng đã làm một số tuyến đường ngập nước


Hiện tượng ứ đọng, ngập nước vào mỗi mùa mưa cũng khiến cho người dân TP.HCM gặp nhiều khó khăn


Đặc biệt TP.HCM lại là thành phố ven biển, kênh rạch chằng chịt, lại ở thế nền đất thấp, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thủy triều


Các biện pháp sửa chữa, nâng cấp hệ thống thoát nước, chống ngập được triển khai nhiều lần nhưng vẫn tái ngập


Câu chuyện chống ngập lụt là một bài toán khó làm đau đầu các nhà quản lý không chỉ riêng với Việt Nam mà với thế giới


Trước tình cảnh này, nhiều nước như Anh, Singapore, Malaysia, Nhật Bản.... đã nghĩ ra biện pháp tháo gỡ hiệu quả


Malaysia nghĩ ra giải pháp thông minh “có một không hai” khi xây dựng một đường hầm "2 trong 1" tên là Smart, vừa dùng để thoát lũ vừa phục vụ giao thông


Trong điều kiện thời tiết bình thường, đường hầm sẽ được sử dụng như hầm đường bộ cho xe cộ qua lại. Khi nước sông tràn bờ, nó sẽ được chuyển thành một kênh thoát lũ ngay bên dưới những con đường, giúp cho đường phía trên không bị ngập


Với chi phí 500 triệu USD, đường hầm SMART dài 9,7km tại thủ đô Kuala Lumpur đã trở thành hầm đường bộ kết hợp thoát lũ đầu tiên trên thế giới


Từ khi đưa vào hoạt động, đường hầm này đã chứng tỏ tính hiệu quả của mình khi những trận ngập lụt nặng nề đã không còn xảy ra với người dân thủ đô Kuala Lumpur như trước kia


Nói đến chống ngập lụt, người ta phong cho Hà Lan cái tên mỹ miều là "phù thủy chống ngập"


Chẳng phải nói ngoa khi quốc gia nằm dưới mặt nước biển bao thập kỷ nay không còn phải chịu đựng những trận ngập lụt hay xâm nhập mặn của biển Đại Tây Dương


Để chống ngập hiệu quả, quốc gia này đã triển khai kế hoạch "Delta Work" - một hệ thống đê kè phòng vệ, bảo vệ Hà Lan khỏi bị nước biển dâng


Những công trình đê biển trong dự án Delta Works đã bảo vệ vùng đất phía Tây Nam Hà Lan một cách hiệu quả và kiểm soát được lượng nước trong khu vực. Nhiều khu vực cửa sông có thể được đóng mở để phòng trường hợp nước biển dâng cao quá mức trong những ngày bão


Nếu như với nhiều quốc gia, người ta chọn giải pháp nâng nền để chống ngập thì với Nhật Bản, giải pháp tối ưu được áp dụng là đẩy nước xuống lòng đất


Mỗi khi mưa lớn, nước sẽ được dẫn từ các trụ chứa tới bể chứa khổng lồ. Sau đó, người ta sẽ bơm nước từ bể chứa ra sông Endo với các máy bơm công suất lớn để tránh ngập cho toàn thành phố


Nhờ có hệ thống "điện Pantheon dưới lòng đất", người dân Tokyo và các vùng lân cận đã tránh được các đợt ngập lụt nặng trong những năm qua


Với các quốc gia như Singapore, việc chống ngập lụt đôi khi khiến đất nước này đau đầu hơn khi vừa phải đảm bảo lụt lội không diễn ra, vừa phải đảm bảo không lãng phí nguồn nước ngọt quý giá đủ cho nhu cầu sử dụng của hơn 6 triệu dân đảo quốc sư tử


Chính vì vậy, thay vì sử dụng các biện pháp phức tạp, Singapore đã triển khai xây dựng các hồ dự trữ nước trên khắp đất nước để vừa có thể chống ngập, vừa có nguồn nước ngọt cho người dân


Với hệ thống đê chắn, nó không chỉ giúp ngăn nước biển xâm nhập, làm hồ chứa nước khi ngập xảy ra mà còn giúp dự trữ nước biển cho toàn thành phố

Theo anninhthudo.vn
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

“Không coi quy hoạch thoát nước là nội dung phụ trong quy hoạch đô thị”

“Không coi quy hoạch thoát nước là nội dung phụ trong quy hoạch đô thị”

Đó là lời khẳng định về tầm quan trọng của quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị của ThS. Trương Minh Ngọc - Phó Phòng Quản lý kỹ thuật, Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác về cấp thoát nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác về cấp thoát nước

Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.

Diễn đàn 01/03/2025
Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 01/03/2025
Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 28/02/2025
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.

Chính sách 09/01/2025
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.

Chính sách 28/12/2024
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Văn hóa nước 28/11/2024
Top