
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTrước đây, các nhà khoa học đã xác định nhiệt độ nước bề mặt tăng đột biến có thể tàn phá nặng nề hệ sinh thái biển. Một ví dụ từ năm 2013 đến năm 2016, vùng nước bề mặt của Thái Bình Dương dọc bờ biển Bắc Mỹ nóng lên trong một hiện tượng gọi là "đốm màu", khiến 1 triệu con chim biển chết bởi nguồn thức ăn chính là cá cạn kiệt, bài viết ngày 24/3 của Live Science cho biết.
Ngày 13/3, một nhóm nghiên cứu công bố nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications về một cơn sóng nhiệt đang xâm nhập vào vùng nước sâu hơn ở các đại dương.
Hình ảnh trực quan mô tả các đặc điểm đo độ sâu của Lưu vực Tây Đại Tây Dương, bao gồm cả thềm lục địa, được chụp bởi vệ tinh. (Ảnh: Dịch vụ thông tin và vệ tinh môi trường quốc gia của NOAA)
Dillon Amaya, nhà khoa học nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Khoa học Vật lý của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và là tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ: "Đây là một hiện tượng toàn cầu. Chúng tôi đang chứng kiến các đợt nước nóng dưới đáy biển xảy ra xung quanh Australia và ở những nơi như biển Địa Trung Hải và Tasmania. Hiện tượng này không chỉ có ở Bắc Mỹ".
Đại dương đã hấp thụ khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa từ sự nóng lên toàn cầu. Theo NASA, điều này đã khiến nhiệt đô tăng khoảng 1 độ C trong 100 năm qua, dẫn đến sự gia tăng 50% các đợt sóng nhiệt trên bề mặt biển trong thập kỷ qua.
Để hiểu sự thay đổi nhiệt độ khí quyển ảnh hưởng đến đại dương, các nhà khoa học đã sử dụng các phép đo hiện có để mô phỏng các điều kiện khí quyển và dòng hải lưu nhằm lấp đầy khoảng trống các hệ sinh thái đáy biển, là nơi sinh sống của tôm hùm, sò điệp, cá bơn, cá tuyết và các sinh vật được đánh bắt thương mại khác.
Những minh họa về cường độ trung bình của sóng nhiệt đáy (dị thường nhiệt) xảy ra từ năm 1993 đến 2019 trong mỗi hệ sinh thái biển lớn do một nhóm các nhà khoa học NOAA nghiên cứu. (Ảnh: Phòng thí nghiệm Khoa học Vật lý NOAA)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dọc theo thềm lục địa gần Bắc Mỹ, các đợt sóng nhiệt ở đáy đại dương kéo dài hơn so với các đợt sóng tương tự trên bề mặt. Những dao động nhiệt độ này có thể xảy ra đồng thời ở cả bề mặt và đáy biển ở cùng một vị trí và phổ biến nhất ở những vùng nước nông.
Sóng nhiệt dưới đáy đại dương này tồn tại lâu hơn sóng nhiệt bề mặt ảnh hưởng đến nhiều loài quan trọng như tôm hùm và cá tuyết.
Cá sư tử, cá tuyết là một trong những loài ở tầng đáy Thái Bình Dương dễ bị tác động từ sóng nhiệt đáy biển. (Ảnh: Nicholas Easterbrook/NOAA Fisheries)
Mặt khác, nhiệt độ đáy biển ấm lên có liên quan đến một số tác nhân như sự gia tăng quần thể cá mao tiên xâm lấn và hiện tượng tẩy trắng san hô, sự thay đổi trong dòng hải lưu và hiện tượng nước trồi, hoặc sự dâng lên của những dòng nước lạnh hơn, sâu hơn trong cột nước.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.