Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều tỉnh miền Tây tính chuyện dùng xà lan chở nước ngọt về nhà máy xử lý

Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ và lãnh đạo ngành Nông nghiệp một số tỉnh cho biết nước mặn theo các cửa sông đã xâm nhập sâu vào đất liền, đi xa hơn 50 km. Độ mặn có nơi vượt 19‰. Nhiều tỉnh chuẩn bị dùng xà lan chở nước ngọt về các nhà máy nước xử lý, bơm cho dân sử dụng.

Bình Dương sử dụng xà lan chở nước ngọt cứu trợ người dân Bến tre  bị nhiễm mặn năm 2020

Bình Dương sử dụng xà lan chở nước ngọt cứu trợ người dân Bến tre bị nhiễm mặn năm 2020

Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều tỉnh miền Tây tính chuyện dùng xà lan chở nước ngọt về nhà máy xử lý- Ảnh 1.

Xà lan chở nước ngọt từ Bình Dương về hỗ trợ người dân Bến Tre bị thiếu nước ngọt do hạn mặn xâm nhập sâu và lan rộng ra toàn tỉnh năm 2020

Nước mặn xâm nhập sâu và lan rộng

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre thông báo độ nhiễm mặn cao nhất đo vào những ngày đầu tháng 3/2024 tại các Trạm Bình Đại, An Thuận và Bến Trại lần lượt là 22.9‰, 23.5‰ và 19.6‰.

Cụ thể Trên sông Cửa Đại, độ mặn đo được là 4‰ xâm nhập đến ấp Long Quới, xã Long Định (huyện Bình Đại), cách cửa sông 37km.

Trên sông Hàm Luông, độ mặn 4‰ xâm nhập đến ấp Phú Lợi, xã Bình Phú (TP Bến Tre) - ấp Thanh Sơn 3, xã Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc), cách cửa sông 49,5km.

Trên sông Cổ Chiên, độ mặn 4‰ xâm nhập đến ấp Tân Phong, xã Thành Thới A (huyện Mỏ Cày Nam), cách cửa sông 38km. Độ mặn 1‰ xâm nhập đến ấp Giồng Đắc, xã Nhuận Phú Tân (huyện Mỏ Cày Bắc), cách cửa sông 55km.

Ông Bùi Văn Thắm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre - cho biết: "Dự báo của các cơ quan chức năng, nguồn nước về mùa khô năm 2023-2024 thuộc nhóm năm ít nước; xâm nhập mặn đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Độ mặn cao nhất rơi vào tháng 2 và tháng 3/2024. Ngoài ra, độ mặn sẽ lên xuống theo triều".

Nhiều tiệm rửa xe trên địa bàn tỉnh Bến Tre phải mua nước ngọt từ bên ngoài để sử dụng và treo bảng "rửa xe nước ngọt". Do nước cấp từ một số nhà máy nước đã bị nhiễm mặn. Sử dụng nước nhiễm mặn rửa xe sẽ làm rỉ sét, ăn mòn kim loại...


Còn tại tỉnh Sóc Trăng, trong tháng 2, trên địa bàn tỉnh có 2 lần nước mặn xâm nhập mạnh và vào sâu các kênh rạch. Ông Đỗ Tấn Lập, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng - thông tin: Ngay từ những ngày đầu tháng 2/2024, nước mặn theo sông Hậu xâm nhập gần 50km vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Điển hình tại huyện Trần Đề, độ mặn cao nhất là 22,4‰, thị trấn Long Phú (huyện Long Phú) là 18,4‰ và thị trấn Đại Ngãi (huyện Long Phú) là 7,7‰…

Tỉnh Vĩnh Long, địa bàn được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, lại xa biển nhưng nước mặn đã liên tục xâm nhập vào các con sông lớn. Ông Nguyễn Văn Liêm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Đỉnh điểm xâm nhập mặn lên cao vào tháng 3 tháng 4 tới. Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh tuyên truyền kết hợp các giải pháp ứng phó, cùng người dân thích nghi với hạn mặn.

Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều tỉnh miền Tây tính chuyện dùng xà lan chở nước ngọt về nhà máy xử lý- Ảnh 2.

Cống ngăn triều tại cửa sông các tỉnh miền Tây đã được đóng, nhằm ngăn nước mặn xâm nhập vào nội địa

Nước ngọt khan hiếm, 100.000 đồng/m3

Là tỉnh ven biển, Bến Tre chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhất là lúc gió biển thổi mạnh vào đất liền đưa nước mặn xâm nhập sâu vào các con sông. Một số nơi hệ thống cấp nước do nhà máy nước cung cấp đã bị nhiễm mặn. Nhiều tiệm rửa xe trên địa bàn phải mua nước ngọt từ bên ngoài chở vào để sử dụng. Do chi phí tăng các tiệm rửa xe sử dụng nước ngọt đã treo bảng "Rửa Xe Nước Ngọt" để tránh gây hỏng hóc, rỉ sét do nước nhiễm mặn gây ra.

Hiện tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã xuất hiện tình trạng khan hiếm nước ngọt sử dụng trong sinh hoạt. Người dân phải chờ ghe hoặc xe chở nước từ nơi khác đến để đổi với giá 100.000 đồng/m3 nước giếng và 120.000 đồng/m3 nước mưa.

Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều tỉnh miền Tây tính chuyện dùng xà lan chở nước ngọt về nhà máy xử lý- Ảnh 3.

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra tình hình xâm nhập mặn và hoạt động cấp nước tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre sau khi kiểm tra tình hình nhiễm mặn các các con sông và hoạt động tại các nhà máy nước trên địa bàn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị kế hoạch sử dụng xà lan chở nước ngọt từ nơi khác về các nhà máy để lọc và bơm cho người dân sử dụng, không để xảy ra lúng túng bị động như trước đây.

Ông Đặng Văn Ngọ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng - cho biết: "Năm nay khô hạn, xâm nhập mặn đến sớm hơn mọi năm nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc cung cấp nước sạch của đơn vị. Tại vị trí Nhà máy nước mặt khu công nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) không thể lấy nước mặt do xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, độ mặn nguồn nước mặt liên tục tăng. Độ mặn của nước sông khu vực này dao động 630 - 660mg/lít đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của nhà máy, lưu lượng nước cấp giảm đáng kể".

Để ứng phó, thích nghi với hạn mặn, UBND tỉnh Sóc Trăng đang tính đến kế hoạch vận động người dân sử dụng lu khạp, chứa nước ngọt sử dụng trong thời gian cao điểm mặn xâm nhập.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Cấp Thoát Nước về tình hình khô hạn, xâm nhập mặn, lãnh đạo các công ty cấp thoát nước cho biết: Cao điểm nước mặn xâm nhập sâu lan rộng vào đất liền là lúc nước triều xuống. Áp lực lên hệ thống nước ngầm giảm. Theo nguyên tắc cân bằng nước mặn sẽ theo mạch nước ngầm đi sâu vào đất liền. Nên khi các con sông nhiễm mặn thì nước ngầm cũng bị nhiễm mặn. Trong khi đó các nhà máy cấp nước có thể xử lý tốt nguồn nước bị ô nhiễm, nhiễm tạp chất , nhưng chưa có nhà máy nào trang bị, đầu tư công nghệ xử lý nước nhiễm mặn.

Kế hoạch vận chuyển nước ngọt bằng xà lan, dẫn nguồn nước ngọt từ nơi khác về các nhà máy xử lý cung cấp cho người dân trước diễn biến ngày càng phức tạp của xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu đang được các địa phương lựa chọn triển khai, nếu tình hình xâm nhập mặn còn lên cao và kéo dài.

Tác giả:
Duy Chí
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập tràn rác thải sinh hoạt lẫn các chất thải hóa học gây khó chịu cho người dân xung quanh và người tham gia giao thông. Do đó, những nỗ lực thay đổi của các cấp chính quyền địa phương được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt của dòng sông lịch sử này.

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Đầu tháng 5 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) một lần nữa đối mặt với tình trạng úng ngập cục bộ tại hầu hết các tuyến phố. Thực tế này đòi hỏi các đô thị lớn trong đó có TP.HCM cần tìm ra lời giải cụ thể nhằm chấm dứt và giải quyết tình trạng “cứ mưa lớn là ngập úng”.

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Trưa 28/4, nhân chuyến công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian đến thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán; thị sát, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ và các giải pháp ứng phó của tỉnh.

Top