Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Những tác động của việc nước sông Mekong dâng cao trong mùa khô

13/05/2022 19:06

Các đập thủy điện thượng nguồn gia tăng xả nước làm nước sông Mekong dâng cao, cùng mưa xuất hiện sớm đã giúp giảm hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TTXVN đưa tin. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng việc nước sông dâng cao ngay trong mùa khô có thể gây nhiều ảnh hưởng lâu dài cho ĐBSCL.

Sông Hậu đoạn chảy qua thành phố Cần Thơ được chụp cuối tháng 4/2022. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

Sông Hậu đoạn chảy qua thành phố Cần Thơ được chụp cuối tháng 4/2022. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

Những tác động

Theo cập nhật của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự báo dòng chảy bình quân của sông Mekong về ĐBSCL từ tháng 5 đến cuối mùa khô ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, ảnh hưởng của xả nước gia tăng từ thủy điện ở thượng nguồn và hạ lưu vực Mekong sẽ có tác động tích cực đến giảm xâm nhập mặn trong tháng 5. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các chuyên gia cảnh báo điều này sẽ gây ra một số nguy cơ lâu dài cho đồng bằng.

Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL cho biết, nước sông Mekong mùa khô năm 2022 cao hơn bình thường do các đập thủy điện trên sông Mekong tích nước nhiều trong mùa mưa năm 2021. Đến cuối năm 2021, 45 đập đã gần đầy nước. Sang mùa khô năm 2022, lượng nước này được các đập xả ra để phát điện làm cho dòng chảy mùa khô trên sông Mekong cao hơn bình thường. Điều này gây ra bất thường về quy luật, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái thuộc lưu vực sông Mekong.

Việc tích nước trong mùa lũ năm 2021 làm cho dòng chảy nước lũ yếu đi, không còn sức mạnh tải bùn cát, phù sa về đồng bằng. Do thiếu phù sa, thiếu cát sẽ gây sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực này. “Phù sa, bùn cát về được ĐBSCL chủ yếu là nhờ dòng chảy mạnh vào tháng 7,8,9. Từ nay, các đập làm cho dòng chảy lũ trong các tháng này yếu đi, không còn đủ mạnh để tải phù sa nữa. Đặc biệt là cát rất khó di chuyển về ĐBSCL vì cát rất nặng, chỉ di chuyển ở đáy sông. Dòng chảy yếu sẽ không tải nổi nữa”, ông Thiện phân tích.

Cùng với đó, mùa lũ có nguy cơ biến mất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Không có lũ, đất đai sẽ dần bạc màu, mất nguồn thủy sản tự nhiên vào mùa nước nổi. Đồng thời, khi các đập xả nước từng đợt trong mùa khô khiến mực nước biến động bất thường, tạo ra những tín hiệu giả của dòng sông, làm cho hệ sinh thái rối loạn. "Ví dụ, nước dâng lên bất thường trong mùa khô sẽ khiến cá, tôm tưởng mùa nước lũ đã tới nên bơi ngược dòng để sinh sản, khi mùa nước thật đến, chúng không sinh sản được nữa", chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện nói.

Trong khi đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Cố vấn khoa học Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ cho rằng, việc nước sông Mekong dâng cao trong mùa khô cũng sẽ gây khó cho chính người dân vùng ven biển. Trong mùa khô, nông dân ở các địa phương ven biển cần nước mặn để nuôi trồng thủy sản, trong khi nước ngọt về nhiều sẽ đẩy mặn ra xa. Hiện tượng nước sông lên cao bất thường sẽ làm rối loạn hệ sinh thái, đảo lộn quy luật mùa khô - mùa mưa.

Ông Lý Văn Bon, nông dân có kinh nghiệm hơn 20 năm nuôi cá bè trên sông Hậu, ở phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ) chia sẻ, những năm gần đây, ông quan sát thấy nguồn nước sông Hậu đã có nhiều thay đổi rất bất thường: nước lớn nhanh mà nước ròng cũng rất nhanh. Ông Bon cho rằng, dòng chảy của con sông đã thay đổi nên những kinh nghiệm của những người sống nghề sông nước như ông không còn chính xác như trước nữa.

Những tác động của việc nước sông Mekong dâng cao trong mùa khô - Ảnh 1.

Ông Lý Văn Bon, nông dân nuôi cá bè trên sông Hậu ở phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ) bị thiệt hại hàng tỷ đồng trong năm 2021 do nước sông thay đổi bất thường.Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

Mùa mưa đến sớm

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dự báo ảnh hưởng của hiện tượng La Nina tiếp tục kéo dài đến tháng 5 sau nghiêng về trung tính, trong năm 2022, dự báo xuất hiện mưa sớm. Trong tuần đầu tiên của tháng 5, mưa xuất hiện nhiều nơi ở ĐBSCL với lượng mưa bình quân khoảng 60-80 mm. Đặc biệt, có nơi mưa rất to với lượng trên 140 mm.

Theo cơ quan chuyên môn, việc gia tăng xả nước từ thủy điện ở thượng nguồn và hạ lưu vực sông Mekong sẽ góp phần giảm xâm nhập mặn cho ĐBSCL. Dự báo xâm nhập mặt tháng 5 có xu thế giảm dần, với ranh mặn 1g/l trên sông Vàm Cỏ sâu 55-65 km, sông Hàm Luông 40-50 km, các cửa sông khác 30-45 km...

Trong nhiều tuần qua, mực nước đo được tại các trạm này Chiang Saen (Thái Lan), Kratie (Campuchia) - hai trạm có ảnh hưởng đến nguồn nước về ĐBSCL - đều cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời điểm. Gần đây nhất, mực nước đo được hôm 12/5 tại Kratie ở mức 9,05 m, cao hơn trung bình nhiều năm 2,18 m và cao hơn nhiều mùa khô gần đây. Tại trạm Chiang Saen, mực nước đạt 3,59 m, cao hơn trung bình nhiều năm 1,48 m. Còn dung tích Biển Hồ khoảng 2,24 tỷ m3, cao hơn trung bình nhiều năm 0,62 tỷ m3 và cao hơn nhiều mùa khô từ năm 2016 đến nay.

Tại Việt Nam, mực nước tại trạm Tân Châu (sông Tiền) đạt 1,33 m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,23 m. Tại Châu Đốc (sông Hậu), mực nước là 1,45 m, trên trung bình nhiều năm 0,26 m. Tại các trạm Mỹ Thuận (sông Tiền) và Cần Thơ (sông Hậu), mực nước cũng cao hơn trung bình nhiều năm...

Với các yếu tố trên, cơ quan chuyên môn cho biết, nguồn nước cho sản xuất ở mùa kiệt năm nay hiện ở mức thuận lợi hơn với năm 2020-2021. Xâm nhập mặn ở tháng 5 có xu thế giảm dần. Các khu vực ven biển, cửa sông vẫn có thể ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nhất là vào những ngày triều cao.

Để phòng tránh các thiệt hại do hạn mặn gây ra đối với các khu vực sản xuất vụ Hè Thu cách biển 20-25 km, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đề nghị các địa phương cần phối hợp với các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi, cập nhật lịch vận hành, tranh thủ lấy ngọt (khi độ mặn ngoài sông cho phép) để tích trữ nước ao, ruộng… Lưu ý, khi tưới cho cây trồng, nhất là khu vực trồng cây ăn quả (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng…), người dân cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn trước khi tưới.

Tác giả:
Thanh Liêm
Nguồn: TTXVN
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Danh sách đề nghị xét công nhận chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư ngành Xây dựng - Kiến trúc năm 2024

Danh sách đề nghị xét công nhận chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư ngành Xây dựng - Kiến trúc năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố Danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024.

Vietnam Water Week 2024 hướng tới An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập của ngành Nước

Vietnam Water Week 2024 hướng tới An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập của ngành Nước

Lũ lụt, hạn hán ngày càng dữ dội là "tín hiệu báo động" về những gì sắp xảy ra khi biến đổi khí hậu khiến vấn đề cung cấp và sử dụng nước trên toàn cầu trở nên khó lường hơn. Do đó, "Phát triển ngành Nước Việt Nam - An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập" sẽ là chủ đề chính của Vietnam Water Week 2024.

Thông tin báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam

Thông tin báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam

Ngày 08/10/2024, tại Hà Nội, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin giới thiệu thông tin báo chí về sự kiện này.

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Những ngày này, mỗi nẻo đường của Hà Nội đều rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Cờ hoa rực rỡ, lòng người phấn khởi nhắc nhở chúng ta về dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

Chia sẻ kinh nghiệm về công tác Bình đẳng giới với Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Chia sẻ kinh nghiệm về công tác Bình đẳng giới với Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Để thực hiện nghiên cứu và đánh giá về công tác bình đẳng giới, VWSA cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Nâng cao hiệu quả nuôi tôm thông qua việc xử lý nguồn nước ao nuôi

Nâng cao hiệu quả nuôi tôm thông qua việc xử lý nguồn nước ao nuôi

Kinh ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ được dự báo tăng nhẹ vào cuối năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, bà con nông dân cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả nuôi tôm để tìm kiếm chiếc vé “thông hành” cho tôm Việt ra thế giới.

Doanh nghiệp 30/09/2024
HueWACO vinh dự nhận giải TOP Công nghiệp Việt Nam 4.0

HueWACO vinh dự nhận giải TOP Công nghiệp Việt Nam 4.0

HueWACO vinh dự đạt TOP Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0 tại Lễ biểu dương “TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam”.

Doanh nghiệp 28/09/2024
Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Cấp, thoát nước

Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Cấp, thoát nước

Bộ Xây dựng vừa có Quyết định 872/QĐ-BXD ngày 18/9/2024 về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Cấp, thoát nước bao gồm các ông (bà) có tên sau:

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão số 3

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão số 3

Sáng 23/9/2024, tại Văn phòng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp đã phát động quyên góp ủng hộ nhằm chia sẻ và giúp đỡ đồng bào vùng bị bão lũ do cơn bão số 3 gây ra nhằm sớm ổn định lại cuộc sống.

Top