Nhiệt độ
Những người “vợ nước”: Hạn hán dẫn tới đa thê ở Maharashtra, Ấn Độ
Nước là nguồn tài nguyên khó kiếm tại làng Denganmal thuộc bang Maharashtra phía Tây Ấn Độ. Hạn hán đã khiến đàn ông ở đây thường lấy thêm vợ - dù điều này bất hợp pháp - để có đủ nước uống hàng ngày, báo India Times đưa tin.
Mỗi chuyến đi lấy nước của những người phụ nữ trong làng mất tới 12 tiếng. Họ không còn thời gian trong ngày để làm công việc gì khác, tờ báo viết.
Bài báo cho biết phần lớn đàn ông ở đây làm nông. Trong khi họ làm ruộng, người phụ nữ có nghĩa vụ chăm lo nhà cửa, con cái. Những việc bình thường này lại trở thành rủi ro nếu cô ấy phải xa nhà nhiều giờ đồng hồ để đi lấy nước.
Đi ngược với truyền thống và pháp luật
Vì một người phụ nữ không có đủ sức làm hai việc cùng một lúc, nên dân làng Denganmal cho phép đàn ông cưới thêm vợ, mỗi người phụ trách một mảng việc nhà.
Điều này trái ngược với quan niệm trong Hindu giáo về sự ràng buộc linh thiêng giữa một cặp vợ chồng. Phần lớn các gia đình Ấn Độ đều tổ chức hôn nhân sắp đặt cho con cái. Họ cho rằng điều này sẽ giúp các cặp vợ chồng tìm được hạnh phúc và thủy chung với nhau hơn.
Năm 1955, chính phủ Ấn Độ ban bố Đạo luật hôn nhân Hindu giáo, bổ sung những thiếu sót trong các quy định tôn giáo và chính thức ngăn cấm lệ đa thê.
Ở làng Dengenmal, việc một người có nhiều vợ người dường như là giải pháp cuối cùng để sống sót mùa khô. Những người “vợ nước” chỉ có vai trò đi lấy nước. Họ không tham gia chăm sóc con cái, không nấu nướng, không quét dọn. Họ lấy nhau không vì tình cảm mà thực chất chỉ để có nước uống.
Ý kiến xã hội thường quyết định chuyện đúng sai. Nhưng liệu họ có tìm tới giải pháp này nếu cuộc sống nơi đây không khó khăn đến vậy?
Mùa hè hàng năm đang trở nên nóng hơn
Trong một phóng sự ảnh do Reuters thực hiện năm 2015, Danish Siddiqui đã quan sát thấy những người phụ nữ tập trung lấy nước ở chân đồi của ngôi làng.
Nhưng theo báo India Times, mùa hè năm 2022 ở bang Maharashtra khắc nghiệt hơn trước khiến cái giếng làng trở nên khô cạn, gia súc cũng không đủ sức chống chịu nên chết hết.
Trong khoảng thời gian này, những người “vợ nước” sẽ rời nhà từ khi mặt trời mới mọc, mang trên đầu ít nhất hai chum đựng nước còn rỗng. Họ băng qua các cánh đồng, bãi bùn lầy và sườn đồi đầy sỏi đá để tới được một dòng sông chảy qua vùng ngoại ô của ngôi làng. Mỗi chum nước chứa 15 lít, tổng cộng cân nặng của hai chum là khoảng 30 ký.
Một báo cáo trong tạp chí Pure and Applied Geophysics năm 2021 cho biết, nhiệt độ trung bình và nhiệt độ thấp nhất trong các tháng mùa hè sẽ tăng lên đáng kể đối với 80% các quận tại bang Maharashtra.
Tại sao những người phụ nữ lại đồng ý với hôn nhân đa thê?
Những người “vợ nước” thường là các góa phụ, bà mẹ đơn thân không có chỗ đứng trong xã hội bảo thủ của vùng nông thôn Ấn Độ. Khi người “vợ nước” trở nên quá già yếu, cô ấy có thể sẽ bị chồng thay thế bằng một người phụ nữ thứ 3 trẻ hơn. Người vợ mới này sẽ tiếp quản việc lấy nước cho gia đình.
Những người phụ nữ ấy chịu cảnh chung chồng để có chỗ nương tựa và có được sự chấp nhận của gia đình đó. Họ ở phòng ngủ và nhà vệ sinh riêng. Trong khi họ đi lấy nước, người vợ cả sẽ là người quản lý mọi sự trong gia đình.
Mặc cho cái nắng nóng hơn 40 độ, những người phụ nữ này vẫn hằng ngày xếp hàng đi bộ tới chỗ lấy nước ở gần con đập Bhatsa.
Cách ngôi làng Denganmal khoảng 3 cây số là một con đập nhân tạo chứa một lượng nước dự trữ khổng lồ, nhưng nguồn nước này chỉ dẫn tới Mumbai, thủ phủ của bang, không chừa chút nào cho họ.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Đọc thêm
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Thành phố Hà Nội vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá
Hà Nội vừa bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỉ lệ xử lý nước thải của Thủ đô lên 40%.
Trạm Cấp nước sạch đảo Bạch Long Vĩ "vượt nắng thắng mưa" mang nguồn nước ngọt ra hải đảo
Bạch Long Vĩ vốn được biết đến là đảo "Vô thủy", do đó người dân trên huyện đảo luôn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thấu hiểu điều này, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, thi công xây dựng trạm cấp nước sạch cho người dân sử dụng.
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024
Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.
Loại bỏ “hóa chất vĩnh viễn” khỏi nước bằng phương pháp điện phân mới
Bằng cách sử dụng các chất xúc tác nano chế tạo bằng laser bám trên giấy than ưa nước, nhóm nghiên cứu Đại học Rochester đã tạo ra phương pháp tiết kiệm chi phí để khắc phục hiệu quả tình trạng ô nhiễm PFOS.