Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nhật Bản cho Tepco xả nước thải nhiễm phóng xạ đã xử lý ra biển

19/05/2022 16:13

Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản đánh giá kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của TEPCO là an toàn, TTXVN đưa tin.

Nhật Bản đồng ý kế hoạch của Tepco cho phép xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển - Ảnh 1.

Các bể chứa nước nhiễm xạ chưa qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Okuma, Fukushima, Nhật Bản ngày 21/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 18/5, Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử của Nhật Bản đã chấp thuận kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO).

Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 năm 2011 là sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986.

Sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố cho xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý để hạ nồng độ Triti ở mức 1.500 becquerel/l - tương đương 1/40 nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản và 1/7 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với nước uống ra biển vào tháng 4/2021 - TEPCO đã xây dựng kế hoạch thực hiện, gồm việc xây đường hầm kết nối với khu chứa nước thải dài 1 km tính từ bờ biển và cách mặt nước 12 m hướng về phía Đông Thái Bình Dương.

Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản đánh giá kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của TEPCO đảm bảo tính an toàn - đồng nghĩa kế hoạch này đủ điều kiện thông qua trên thực tế.

Theo quy định, kế hoạch xả thải sẽ được đưa ra trưng cầu ý kiến người dân trong thời gian tới, trước khi được cơ quan này phê duyệt chính thức.

Nguồn nước thải nhiễm phóng xạ phát sinh từ hai nguồn chính là nước bơm làm mát các thanh nhiên liệu nguyên tử bị tan chảy và nước mưa, nước ngầm chảy vào nhà máy trực tiếp tiếp xúc với thanh nhiên liệu hoặc hòa lẫn cùng nước nhiễm chất phóng xạ.

TEPCO đã tiến hành phân tách chất phóng xạ strontium và cesium, sau đó sử dụng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để tách tiếp 62 đồng vị phóng xạ khác ngoài chất Triti không thể phân tách.

Nước sau khi xử lý được tích trữ trong các thùng chứa nằm trong phạm vi nhà máy và đến tháng tháng 5/2022 đã đạt 1,3 triệu tấn, gần đạt sức chứa tối đa là 1,37 triệu tấn.

Tác giả:
Đức Thịnh/TTXVN
Nguồn: TTXVN
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước chủ động ứng phó cơn bão số 3 YAGI

Doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước chủ động ứng phó cơn bão số 3 YAGI

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cơn bão số 3 YAGI là cơn bão mạnh nhất đi vào vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây. Để giảm thiểu được tối đa những hệ lụy, sự tàn phá mà cơn bão gây ra, các doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước (CTN) đã chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời.

Mưa lớn kèm sấm sét liên tục, phố Hà Nội lại thành 'biển nước'

Mưa lớn kèm sấm sét liên tục, phố Hà Nội lại thành 'biển nước'

Chiều tối 24/8, nội thành Hà Nội có mưa vừa đến mưa to; đặc biệt, mưa lớn kèm theo sấm sét xuất hiện liên tục từ 18h khiến nhiều tuyến phố bị ngập nước, gây khó khăn cho người tham gia giao thông

Thủy điện Hòa Bình thực hiện kế hoạch mở, đóng cửa xả lũ ứng phó với cơn bão số 2

Thủy điện Hòa Bình thực hiện kế hoạch mở, đóng cửa xả lũ ứng phó với cơn bão số 2

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2 tràn vào nước ta, các tỉnh miền Bắc phải hứng chịu nhiều cơn mưa dông lớn. Để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra, Công ty Thủy điện Hòa Bình đã thực hiện mở, đóng cửa xả lũ theo kế hoạch và chỉ đạo của Bộ NN&PTNT

Olympic 2024: Tạm hoãn thi đấu tại Sông Seine do ô nhiễm nước

Olympic 2024: Tạm hoãn thi đấu tại Sông Seine do ô nhiễm nước

Mới đây, lịch thi đấu 3 môn phối hợp tại Olympic Paris 2024 đã bị hoãn do mức độ ô nhiễm tại sông Seine, nơi bị cấm các hoạt động bơi lội từ năm 1923. Điều này tiếp tục dấy lên lo ngại về mức độ an toàn khi tổ chức các môn thể thao dưới nước tại Thế vận hội Olympic và Paralympic 2024.

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ngày 19/6/2024 tại khuôn khổ Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024 đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và Cơ quan Quản lý Nguồn nước Quốc gia Singapore (PUB) nhằm tăng cường hợp tác ngành Nước giữa hai bên.

Doanh nghiệp 21/06/2024
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

“Nước ảo” quản lý nước thật

“Nước ảo” quản lý nước thật

Phương pháp “nước ảo” trong canh tác và chế biến cây trồng đang làm rõ và có thể giúp thay đổi sự khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức trong nông nghiệp Việt Nam.

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Sáng 20/5/2024, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) đã thống nhất ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao năng lực quản lý cấp nước cho thành phố Hải Phòng.

Top