Nhiệt độ
Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm xây dựng luật cấp thoát nước
Việt Nam có thể xây dựng bộ luật cấp thoát nước dựa trên các tiếp cận về môi trường, tài chính, phát triển đô thị và tài sản công, một chuyên gia Nhật Bản nhận định.
Luật Thoát nước ở Nhật Bản bao gồm 34 Điều, đề cập nhiều mặt để đáp ứng nhu cầu xã hội, song tập trung vào quản lý và quản trị bốn khía cạnh nêu trên, ông Norihide Tamoto, chuyên gia về chính sách thoát nước của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), phát biểu tại “Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2022” hôm 10/11.
Cụ thể, ở khía cạnh môi trường, việc quản lý lưu vực sông và xử lý/tái sử dụng bùn phù hợp cần được lưu ý, trong đó chính sách và quy định chống chôn lấp bùn là rất cần thiết.
Trong khía cạnh tài chính, cần thiết lập nguyên tắc tài chính như phí và hỗ trợ tài chính của nhà nước; Dùng biện pháp tính toán về giá theo hình thức chi phí toàn bộ và trợ cấp từ Chính phủ hỗ trợ cơ quan quản lý về hệ thống thoát nước, với sự tham gia của Bộ Tài Chính.
Trong phát triển đô thị, để Thích ứng với biến đổi khí hậu cần có biện pháp kiểm soát ngập úng cả phần cứng và phần mềm, quản lý và quy hoạch đô thị. Làm được điều này cần có sự đồng lòng tham gia của các bên liên quan để đưa ra giải pháp toàn diện.
Trong quản lý tài sản công, cần quy định mức phạt, hệ thống tiền xử lý và hệ thống cơ sở dữ liệu. Quy định hình phạt (phạt tiền và phạt tù) đối với các hoạt động có thể làm hỏng các công trình thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống cơ sở dữ liệu và thông báo khánh thành.
Bên cạnh đó, hình thức Hợp tác Công Tư PPP có thể là một trong những lựa chọn để thúc đẩy đầu tư, nhưng cũng cần xem xét về cơ bản các công trình xử lý nước thải mang tính công cộng cao và kinh doanh độc quyền, ông Tamoto nói.
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng mới bộ luật về cấp thoát nước trong bối cảnh các quy định hiện hành đã không theo kịp sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, trong khi sự quản lý nhà nước còn nhiều chồng chéo gây bất lợi cho cả nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.
Luật Cấp, Thoát nước của Nhật Bản
Mục đích của Luật Cấp Thoát nước là đóng góp vào sự phát triển lành mạnh của các đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ chất lượng nước ở các vùng nước công cộng bằng cách quy định các vấn đề liên quan đến quy hoạch toàn diện lưu vực hệ thống thoát nước và các tiêu chuẩn, v.v., để lắp đặt và cho các hoạt động quản trị khác của Hệ thống thoát nước công cộng, Hệ thống thoát nước khu vực và Hệ thống thoát nước mưa đô thị để phát triển Hệ thống thoát nước.
Ông Tamoto chia sẻ, cùng với quá trình đô thị hóa, Nhật Bản cũng từng gặp phải những khó khăn do vấn đề thoát nước mưa và ngập lụt tương tự như các đô thị của Việt Nam hiện nay. Qua nhiều năm nỗ lực, Nhật Bản đã có nhiều giải pháp cũng như hoàn thành Luật Cấp, Thoát nước để giải quyết vấn đề này.
Chính quyền các tỉnh, thành phố ở Nhật Bản phải chuẩn bị Quy hoạch hệ thống thoát nước toàn diện lưu vực để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước. Các tiêu chuẩn được thống nhất trong các Bộ bằng việc lập quy hoạch toàn diện với các chỉ tiêu đồng bộ. Cơ quan Nhà nước phối hợp với các bên để đưa ra bản quy hoạch này.
Luật Thoát nước của Nhật Bản quy định hình phạt (phạt tiền và phạt tù) đối với các hoạt động có thể làm hỏng các công trình thoát nước và xử lý nước thải nhằm đảm bảo môi trường nước sạch và vận hành hệ thống thoát nước; Quy định như vậy sẽ đảm bảo môi trường nước trong lành và quy trình thoát nước được vận hành.
Thiết lập các nguyên tắc quản lý và tài chính bởi dịch vụ thoát nước trong một khu vực là hoạt động kinh doanh độc quyền và mang tính đại chúng cao. Theo điều 20, Luật Thoát nước Nhật Bản, người quản lý hệ thống thoát nước công cộng có thể thu phí từ những người sử dụng hệ thống thoát nước công cộng theo quy định của tỉnh hoặc thành phố. Lệ phí được xác định trong những trường hợp quy định rõ ràng.
Tháng 5/2021 Chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật mới về "phòng chống lũ lụt trên toàn lưu vực" nhằm ngăn chặn thảm họa nước bằng cách quy định các biện pháp đối phó toàn diện trên lưu vực sông.
Hội Thoát nước Nhật Bản (JSWA) đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin và sắp xếp dữ liệu về các công trình thoát nước. Số liệu thống kê và dữ liệu về các công trình xử lý nước thải đều có trên trang web của JSWA và được xuất bản hàng năm, có thu phí.
Trong hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, JICA luôn sẵn sàng giúp xây dựng Luật Cấp, Thoát nước.
“Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2022” là sự kiện lớn nhất ngành Nước Việt Nam, nhằm giúp chia sẻ kinh nghiệm, định hướng phát triển chính sách, các công nghệ mới, đồng thời thúc đẩy hợp tác ngành trong và ngoài nước. Sự kiện được Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 9 đến 11 tháng 11, 2022.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
DEVIWAS nỗ lực mang tới các giải pháp về đồng hồ nước và công nghệ đồng hồ nước thông minh
Molecor hợp tác phân phối và chuyển giao công nghệ với tập đoàn Bình Minh Việt
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng
Đọc thêm
Trạm Cấp nước sạch đảo Bạch Long Vĩ "vượt nắng thắng mưa" mang nguồn nước ngọt ra hải đảo
Bạch Long Vĩ vốn được biết đến là đảo "Vô thủy", do đó người dân trên huyện đảo luôn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thấu hiểu điều này, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, thi công xây dựng trạm cấp nước sạch cho người dân sử dụng.
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024
Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.
Loại bỏ “hóa chất vĩnh viễn” khỏi nước bằng phương pháp điện phân mới
Bằng cách sử dụng các chất xúc tác nano chế tạo bằng laser bám trên giấy than ưa nước, nhóm nghiên cứu Đại học Rochester đã tạo ra phương pháp tiết kiệm chi phí để khắc phục hiệu quả tình trạng ô nhiễm PFOS.
Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)
Đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Phó Viện trưởng Viện CTN&MT Hạ Thúy Hạnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024) từ ngày 23 đến 25/10 tại Boracay (Philippines).
Gợi ý cách xử lý môi trường nước nuôi thủy sản sau thiên tai
Ngành nuôi trồng thủy sản miền Bắc đang đối mặt với nhiều thách thức sau bão YAGI. Khi bão rút đi, môi trường nuôi thủy sản bị xáo trộn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và phát triển của tôm cá. Với các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường nước được gợi ý sau đây, người dân có thể sớm phục hồi sản xuất.
Tiếp cận phương pháp đổi mới trong đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam
Nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan để đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững tác giả đưa ra một đề xuất cụ thể.
Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nỗ lực phục hồi sau siêu bão
Bão YAGI đi qua để lại hậu quả nặng nề cho hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh. Điện, nước và hệ thống viễn thông gần như bị tê liệt. Sau cơn bão, các CBCNV Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh (QUAWACO) đã không quản ngày đêm, ra sức phục hồi hệ thống cấp nước, phòng ngừa dịch bệnh sau khi lũ rút.
Quy trình chung xử lý nước ăn uống trong mùa mưa lũ
Trong trường hợp không có nước sạch để sử dụng, người dân có lấy nước từ sông, hồ... nhưng phải xử lý theo đúng quy trình trước khi sử dụng để phòng tránh dịch bệnh.