
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtSPD1 là một robot giống nhện, hoạt động đồng bộ với nhiều robot khác, và được coi là "giải pháp hiệu quả cho tình trạng thiếu lao động kinh niên và với việc kiểm tra nước thải", theo tmsuk, công ty cung cấp giải pháp robot.
Giám đốc Điều hành tmsuk Yuji Kawakubo nói với báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày 7/12: "Tuổi thọ của ống cống là 50 năm và hiện có nhiều ống cống đang gần hết tuổi thọ đó. Hiện có thiếu hụt lớn về nhân lực kiểm tra các đường ống như vậy và số lượng đường ống thoát nước chưa được kiểm tra ngày càng tăng".
Hỉnh ảnh Robot nhện SPD1. (Ảnh: TMSUK)
Theo bài đăng tháng 11 trên Facebook của công ty, nguyên mẫu SPD1 nhiều chân có kích thước 21 x 25 x 28 cm, nặng khoảng 3,5 kg. Với kích thước nhỏ, robot nhện này có thể chui vào các đường ống quá nhỏ mà người không thể tiếp cận.
Cấu tạo của SPD1 có 8 chân thay cho bánh xe, được điều khiển từ xa, có khả năng di chuyển và tầm với xa hơn, dễ di chuyển trong địa hình gồ ghề của hệ thống thoát nước.
SPD1 được trang bị cảm ứng và đèn LED như mắt nhện để quét địa hình xung quanh.
Người điều khiển xem video trực tiếp từ camera tích hợp của SPD1, có thể là module máy ảnh Raspberry Pi 2 hoặc máy ảnh 360 độ XDV360. Họ có thể xoay và nghiêng ống kính máy ảnh trên màn hình cảm ứng, thay vì xoay và nghiêng vật lý trên máy ảnh thực tế.
Video giới thiệu robot SPD1. (Nguồn: YouTube - tmsuk)
Trong khi SPD1 đang được sử dụng đơn thuần trong hoạt động kiểm tra, tmsuk nhận ra tiềm năng trong việc liên kết ba robot để vượt qua thử thách. Cụ thể, robot 1 sẽ kiểm tra đường ống, robot 2 phát hiện các bộ phận cần sửa và robot 3 sẽ xử lý việc sửa chữa bằng một cánh tay robot chuyên dụng.
Với dự báo Nhật Bản sẽ thiếu 6,4 triệu lao động vào cuối thập kỷ này, tmsuk sẽ sớm tung robot SPD1 ra thị trường sau tháng 4/2024 để đảm nhận các việc liên quan đến sửa chữa cống thoát nước.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.