Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Ngày Nước thế giới 2018: Khai thác tiềm năng của tự nhiên để quản lý và bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả

22/03/2018 00:00

Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2018 được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc lựa chọn là “Nước với Thiên nhiên” với mong muốn tìm kiếm các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những thách thức về nguồn nước.

Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2018 được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc lựa chọn là “Nước với Thiên nhiên” với mong muốn tìm kiếm các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những thách thức về nguồn nước.
 
Kết quả hình ảnh cho Nước

Hàng năm, Liên Hợp Quốc chọn các chủ đề khác nhau cho Ngày Nước thế giới nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.

Theo UN-Water, chủ đề của Ngày Nước thế giới 22/3/ 2018 có chủ đề là “Nước với Thiên nhiên” nhằm kêu gọi cộng đồng ứng dụng các giải pháp sẵn có trong tự nhiên để giải quyết các vấn đề thách thức về tài nguyên nước trong thế kỷ 21 trên toàn cầu.
 
Chúng ta đều biết, lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm tài nguyên nước đang ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước chưa bền vững cùng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Dựa vào tự nhiên để quản lý và bảo vệ tài nguyên nước là một giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết, ứng phó với các thách thức này đồng thời giúp đạt được mục tiêu phát triển bền vững “Đảm bảo nguồn cung cấp và quản lý bền vững tài nguyên nước và các điều kiện vệ sinh an toàn cho tất cả mọi người”.

Nói về sự tác động của nguồn tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết: Nước là một phần thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nặng nề đến đời sống, sản xuất, môi trường, hạ tầng cơ sở, sức khỏe cộng đồng ở nước ta.
 
Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng là nước biển dâng và hiện tượng cực đoan của thiên tai, bao gồm cả lũ, bão, hạn, kiệt.
 

Bạn có biết khoảng 1,9 tỷ người đang sinh sống ở những vùng khan hiếm nước?
 
Theo Phó Cục trưởng Châu Trần Vĩnh, biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước của nước ta, trong đó có thể kể đến một số tác động. Đó là, gây nên tình trạng khan hiếm nguồn nước trong mùa khô, gây hạn hán, và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt. Nguồn nước ngầm bị suy giảm do thiếu nguồn bổ sung. Sự thay đổi về lượng mưa và diễn biến bất thường và các hoạt động của con người làm thay đổi chế độ dòng chảy trong sông, suối, tần suất và cường độ xảy ra lũ lụt và hạn hán ngày càng nghiêm trọng.

Đó là chưa kể, hạn hán kéo dài gây suy giảm và cạn kiệt nguồn nước, dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất, giao thông thủy,…gây bất ổn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân sinh, kinh tế
 
Ông Châu Trần Vĩnh cũng cảnh báo, việc khai thác tài nguyên nước quá mức gây ra tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước như việc tích nước trong các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở thượng lưu làm giảm lượng nước chảy xuống hạ lưu; hay nhiều dòng sông bị ô nhiễm do các hoạt động xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn của các nhà máy, cơ sở sản xuất,......
 
Để giải quyết vấn đề trên, bên cạnh việc tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh, bổ sung các quy định về pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tế trong tình hình mới như: hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch tài nguyên nước, cơ chế phối hợp vận hành liên hồ chứa trên một số lưu vực sông...
 


Bạn có biết rằng hệ sinh thái đã tạo ra việc làm cho các ngành như giải trí, đánh bắt cá, lâm nghiệp và nông nghiệp?
 
Thời gian tới, Cục sẽ tập trung chủ yếu vào việc triển khai các chính sách, biện pháp quản lý tổng hợp TNN đó vào cuộc sống, nhất là các chính sách mới như: Tổ chức phê duyệt để thực hiện việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhằm nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, bổ sung nguồn lực cho ngân sách.  Triển khai thực hiện việc đánh giá và công bố khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước sông, hồ làm căn cứ để kiểm soát các hoạt động xả nước thải vào sông hồ ngay từ khâu quy hoạch, chuẩn bị, xây dựng dự án.
 
Triển khai thực hiện việc xác định và công bố dòng chảy tối thiểu trên sông và hạ du các hồ chứa nhằm hạn chế tình trạng khai thác nước quá mức, không trả lại nước cho sông suối, tạo ra các đoạn sông, suối chết.
 
Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến nguồn nước để chỉ đạo, đôn đốc các việc vận hành các hồ chứa lớn quan trọng trên 11 lưu vực sông phối hợp vận hành đúng theo quy trình liên hồ, bảo đảm cấp đủ nước cho hạ du trong mùa cạn, phòng chống lũ cho hah du và phát điện hiệu quả.

Xây dựng hệ thống giám sát tự động trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa thủy điện, các công trình khai thác nước; quy hoạch tài nguyên nước, điều tra cơ bản và quan trắc, dự báo nguồn nước, nhất là diễn biến nguồn nước trên các sông liên quốc gia....; công tác thanh tra, kiểm tra. Thành lập và đưa các ủy ban lưu vực sông vào hoạt động để tăng cường cơ chế điều phối, giám sát và phối hợp trên các lưu vực sông.
 
Đặc biệt, sau chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm Ngày nước Thế giới, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các biện pháp sự dụng nước tiêt kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn nước đến tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư; Tăng cường, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước; xử lý nghiêm đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước nhằm chấn chỉnh ý thức chấp hành của các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, đề cao vai trò giám sát của người dân trong việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi, sự cố gây ô nhiễm nguồn nước ngay từ khi mới xuất hiện./.
 
 
Thanh Tâm - Thúy Hằng
Nguồn: 
dwrm.gov.vn
 
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Cảnh báo lừa đảo, mạo danh thu tiền nước

Cảnh báo lừa đảo, mạo danh thu tiền nước

Ngày 11/3/2025, Công ty CP Cấp Thoát nước Khánh Hòa phát thông báo cảnh báo về tình trạng mạo danh nhân viên để lừa đảo khách hàng.

Giới thiệu công nghệ định hướng phân tử PVC-O

Giới thiệu công nghệ định hướng phân tử PVC-O

Tại TP.HCM vừa diễn ra hội thảo giới thiệu ống nhựa PVC-O, do Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam, Tập đoàn Molecor (Tây Ban Nha) và Tập Đoàn Bình Minh Việt phối hợp tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 50 đại biểu đến từ các công ty cấp thoát nước hàng đầu phía Nam như SAWACO, BIWASE, BWACO, Cấp nước Long An, Cần Thơ, Bến Tre,...

Doanh nghiệp 13/03/2025
Ngày nước thế giới 2025: Bảo tồn các dòng sông băng vì phúc lợi nhân loại

Ngày nước thế giới 2025: Bảo tồn các dòng sông băng vì phúc lợi nhân loại

Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.

Quốc tế 12/03/2025
Khai mạc Giải xe đạp “BIWASE Tour of VietNam”

Khai mạc Giải xe đạp “BIWASE Tour of VietNam”

Ngày 7/3/2025 tỉnh Bình Dương khai mạc Giải BIWASE Tour Of Việt Nam, nằm trong khuôn khổ giải đấu thường niên Xe đạp Quốc tế nữ Bình Dương lần thứ XV tranh cup BIWASE thu hút 20 đội trong nước và quốc tế.

Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.

Quốc tế 04/03/2025
Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.

Diễn đàn 01/03/2025
Công trình thoát nước Thames Tideway hoàn thiện sau một thập kỷ xây dựng

Công trình thoát nước Thames Tideway hoàn thiện sau một thập kỷ xây dựng

Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.

Quốc tế 01/03/2025
Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 01/03/2025
Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 28/02/2025
Top