
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtBuổi họp này, với sự tham gia của đại diện Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo bộ luật, là hoạt động đầu tiên sau khi VWSA trở thành Thành viên Điều hành của IWA ngày 21 tháng 10 năm 2021.
Lý do VWSA đặt vấn đề với IWA, một tổ chức phi chính phủ độc lập, đề nghị hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề xây dựng chính sách ngành nước bắt nguồn từ mục tiêu hoạt động duy nhất của Hiệp hội này: tập hợp mọi cá nhân trong ngành nước trên toàn thế giới để cùng đưa ra những giải pháp công bằng, hợp lý và bền vững cho vấn đề nước.
Sự ra đời của Hiệp hội Nước Quốc tế IWA
Năm 1947, Hiệp hội Cấp nước Quốc tế (International Water Supply Association – IWSA) được thành lập với mục tiêu chính là thúc đẩy những hoạt động có tính phối hợp nhằm đảm bảo trao đổi một cách tự do những thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, xử lý, cung cấp nước công cộng.
Hai năm sau, tháng 9 năm 1949, tại hội nghị tổ chức tại Amsterdam, Hà Lan, IWSA đổi tên thành Hiệp hội Dịch vụ Nước Quốc tế (International Water Services Association) và mở rộng mạng lưới nhằm không ngừng thúc đẩy mục tiêu đảm bảo trao đổi thông tin về các chủ đề liên quan tới nước đến với mọi nơi, mọi người mà không chịu ảnh hưởng từ các hệ tư tưởng, văn hóa, tôn giáo hay kinh tế.
Năm 1962, Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu Ô nhiễm Nước (International Association on Water Pollution Research - IAWPR) được thành lập tại London, Anh Quốc để thúc đẩy nghiên cứu các phương pháp kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, quản lý chất lượng nước trên toàn cầu. Trong đó, IAWPR đặc biệt quan tâm tới các kỹ thuật thu gom, xử lý và quản lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
Tương tự như IWSA, IAWPR cũng trải qua sự phát triển không ngừng và liên tục thay đổi để phù hợp với xu thế của ngành nước thế giới. Tháng 5 năm 1992, tổ chức này chính thức đổi tên thành Hiệp hội Quốc tế về Chất lượng Nước (International Association on Water Quality – IAWQ), tiếp tục sứ mệnh mở rộng và phổ biến những kiến thức và kinh nghiệm trong thiết kế, xây dựng, hoạt động và quản lý các hệ thống thu gom nước thải, các nhà máy lọc và cải tạo nước cũng như các vấn đề quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ, cửa sông và ven biển.
Khi vốn kiến thức và sự thấu hiểu về các yếu tố tự nhiên ngày càng được mở rộng, con người nhận ra rằng hai lĩnh vực cấp và thoát nước không thể tách rời nhau. Nói rõ hơn, việc đảm bảo chất lượng nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp là vô nghĩa nếu như không quan tâm tới việc bảo vệ những nguồn nước tự nhiên và xử lý vấn đề ô nhiễm nước. Từ sự nhận thức đó, ngày 7 tháng 9 năm 1999 trở thành ngày đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của ngành nước thế giới khi một hội nghị được tổ chức tại thành phố Buenos Aires (Argentina), chính thức thống nhất sáp nhập IWSA và IAWQ thành Hiệp hội Nước Quốc tế.
“Như sự hợp lưu của hai nhánh sông để trở thành một dòng chảy mạnh mẽ, IWA, một hiệp hội mới thành lập, đã phát triển năng động và đa dạng hơn nhiều so với hai nhánh của mình gộp lại”, IWA nêu trong bài tổng hợp 20 năm hoạt động đăng trên trang chủ của mình.
Trong hơn hai thập kỷ hoạt động kể từ khi sáp nhập, những thành viên của IWA, những chuyên gia về nước hàng đầu tại 140 quốc gia, đã góp phần mở rộng kho tri thức của nhân loại bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp thông qua nhiều phương tiện và nền tảng.
IWA giải quyết những thách thức cấp bách nhất của thế giới bằng cách áp dụng một “phương pháp tiếp cận có hệ thống” đối với nước, cho phép tổ chức này thiết lập chương trình nghị sự toàn cầu về vấn đề nước trong đó gắn nghiên cứu với thực tế, gắn các doanh nghiệp với các chính phủ, gắn vật chất vô tri với tính nhân văn và gắn tính hiệu quả với sự công bằng và mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái. Tất cả được thực hiện theo hướng bền vững và lâu dài.
Đại diện các bên chụp ảnh cùng văn bản ký kết
Việt Nam gia nhập IWA
Như mọi dòng sông, dòng chảy của IWA luôn biến động. Dòng chảy ấy uốn khúc, thích nghi và đáp ứng với từng điều kiện thay đổi. Ngày 21 tháng 10 vừa qua, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vinh dự hòa vào dòng chảy ấy với tư cách là Thành viên Điều hành của mạng lưới quốc tế uy tín này.
Bất chấp dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ngăn cản việc đi lại giữa các quốc gia, VWSA thời gian qua vẫn không ngừng duy trì liên lạc, thảo luận, phối hợp với IWA. Lễ ký kết biên bản hợp tác giữa đôi bên được tổ chức trực tuyến thành công đánh dấu nỗ lực vượt qua trở ngại để vươn ra thế giới, là khởi đầu thuận lợi cho một quá trình hội nhập mạnh mẽ của ngành Nước Việt Nam.
Từ nay, VWSA sẽ là trung tâm trong những nỗ lực lan tỏa tầm nhìn của IWA về một thế giới sử dụng nước hợp lý tại khu vực Đông Nam Á và đại diện cho IWA ở cấp độ quốc gia và khu vực với sứ mệnh tập hợp các cá nhân tại địa phương để chia sẻ những phương pháp tốt nhất và khám phá những cơ hội dành cho các giải pháp sử dụng và quản lý nước tiên tiến.
Trong khuôn khổ quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức, VWSA và IWA sẽ tăng cường phối hợp, giải quyết những nhu cầu cụ thể của Việt Nam và khu vực, cũng như nuôi dưỡng sự phát triển của những cán bộ ngành Nước để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Không những thế, IWA sẽ là đầu mối quan trọng để VWSA kết nối với những chuyên gia quốc tế để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, pháp lý, cơ cấu ngành nước, từ đó đóng góp những ý kiến xác đáng, có trọng lượng, có ý nghĩa thực chất cho tiến trình xây dựng luật pháp ngành Nước của chính phủ Việt Nam, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và khách hàng, qua đó xây dựng ngành Nước phát triển lành mạnh, bền vững.
Cuộc họp hồi tháng 12 năm 2021 giữa các chuyên gia pháp lý của Việt Nam với đại diện IWA chính là khởi đầu cho những niềm hy vọng lớn lao vào tương lai tươi sáng mở ra đối với ngành Nước, một trong những lĩnh vực quan trọng và sống còn của nền kinh tế quốc gia, của đời sống nhân dân Việt Nam. Tương lai đó, hy vọng đó bắt đầu từ sự hội nhập và hòa hợp của dòng nước từ Việt Nam vào dòng chảy chung trên thế giới.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Hungary vừa có buổi gặp gỡ, bàn bạc kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Được sự giới thiệu của Đại sứ quán Bỉ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ nhằm kết nối và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước.
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.