Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

NASA phát hiện hai ngoại hành tinh có thể chứa nhiều nước

20/12/2022 11:10

Các nhà nghiên cứu ở Canada đã phát hiện bằng chứng cho thấy hai hành tinh ngoài Hệ Mặt trời chứa nhiều nước, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa tin.

Nhóm nghiên cứu do bà Caroline Piaulet tại Viện Nghiên cứu Ngoại hành tinh của Đại học Montreal dẫn đầu sử dụng kính viễn vọng Hubble và Spitzer đã phát hiện hai "thế giới nước" bởi có nước chiếm phần lớn toàn bộ hành tinh, đang quay quanh một ngôi sao lùn đỏ, tin đăng ngày 15/12 trên trang web của NASA cho hay.

Hệ hành tinh đang được nghiên cứu ở đây tên là Kepler-138, nằm trong tầm nhìn của tàu vũ trụ Kepler của NASA, và hai ngoại hành tinh có tên Kepler-138 c và Kepler-138 d.

Bằng cách so sánh kích thước và khối lượng của các hành tinh Kepler-138 c và d với các mô hình, các nhà thiên văn học kết luận rằng một nửa thể tích của chúng phải được làm từ các vật liệu nhẹ hơn đá nhưng nặng hơn hydro hoặc heli (tạo thành phần lớn các hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc).

Nước tuy không được phát hiện trực tiếp nhưng là "vật liệu" khả thi nhất có đầy đủ những đặc tính nêu trên.

Nhiệt độ trên hai hành tinh này có khả năng cao hơn nhiệt độ sôi của nước, tức là chúng có thể được bao bọc trong bầu khí quyển hơi nước.

NASA phát hiện hành tinh song sinh có thể được cấu tạo từ nước - Ảnh 1.

Mô tả về ngoại hành tinh Kepler-138d so với Trái đất. (Ảnh: Benoit Gougeon, Đại học Montréal)

Lý giải cho việc hai hành tinh Kepler-138 c và d là các hành tinh "song sinh" là kích thước và khối lượng của chúng gần như giống nhau, trong khi trước đây chúng có chênh lệch rất lớn.

Giáo sư vật lý thiên văn Björn Benneke tại Đại học Montreal, đồng tác giả nghiên cứu, kết luận: "Khi các công cụ và kỹ thuật của chúng tôi trở nên đủ tốt để tìm và nghiên cứu các hành tinh ở xa các ngôi sao của chúng, chúng tôi có thể bắt đầu tìm thấy nhiều thế giới nước như thế này hơn nữa".

Giới thiệu về nghiên cứu. (Nguồn: NASA Goddard Space Flight Center, Dẫn đầu sản xuất: Paul Morris)

Nghiên cứu được công bố ngày 15/12 trên tạp chí Nature Astronomy.

Kính viễn vọng Không gian Hubble là một dự án hợp tác quốc tế giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA). Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt (Maryland) quản lý kính viễn vọng. Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian (STScI) ở Baltimore (Maryland) tiến hành các hoạt động khoa học với Hubble. Điều hành STScI cho NASA là Hiệp hội các trường đại học nghiên cứu về thiên văn học ở Washington, D.C.

Tác giả:
Tiến Thành
Nguồn: NASA, Space.com, CNN, Nature Astronomy
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Cấp nước Thủ Đức tối ưu hóa công tác cấp nước

Cấp nước Thủ Đức tối ưu hóa công tác cấp nước

Nước sạch luôn giữ vai trò thiết yếu trong đời sống con người. Hiểu rõ điều này, bên cạnh việc đảm bảo cung cấp nước ổn định, liên tục, công tác giảm thất thoát nước luôn được Công ty CP Cấp nước Thủ Đức quan tâm, nỗ lực thực hiện và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Doanh nghiệp 16/07/2024
Công ty CP Cấp nước Tân Hòa: Chăm sóc khách hàng sử dụng nước thông qua nhiều kênh truyền thông

Công ty CP Cấp nước Tân Hòa: Chăm sóc khách hàng sử dụng nước thông qua nhiều kênh truyền thông

Trong thời gian qua, Công ty CP Cấp nước Tân Hòa (thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV) đã không ngừng nổ lực triển khai các giải pháp đổi mới, hiện đại hóa các quy chế, chuẩn hóa các quy trình giải quyết các công việc dựa trên việc ứng dụng các xu hướng công nghệ tiên tiến.

Doanh nghiệp 06/07/2024
HueWACO tổ chức hội thảo nâng cao hiệu quả trong công tác giảm thiểu nước không doanh thu NRW

HueWACO tổ chức hội thảo nâng cao hiệu quả trong công tác giảm thiểu nước không doanh thu NRW

Sáng 27/6/2024, tại thành phố Huế, HueWACO đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác giảm thiểu nước không doanh thu NRW” với sự tham dự của các đơn vị thuộc CLB các công ty cấp nước Bắc Trung Bộ; các công ty cấp nước: Sơn La, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thủ Đức; công ty giải pháp ngành nước Hoàng Phát, DNP-HAWACO và HydroSCAND - Bỉ.

Doanh nghiệp 27/06/2024
Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

“Nước ảo” quản lý nước thật

“Nước ảo” quản lý nước thật

Phương pháp “nước ảo” trong canh tác và chế biến cây trồng đang làm rõ và có thể giúp thay đổi sự khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức trong nông nghiệp Việt Nam.

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Sáng 20/5/2024, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) đã thống nhất ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao năng lực quản lý cấp nước cho thành phố Hải Phòng.

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra "pin nước" có thể chứa nhiều năng lượng hơn pin lithium

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra "pin nước" có thể chứa nhiều năng lượng hơn pin lithium

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phát triển một loại "pin nước" có mật độ năng lượng mạnh hơn và không dễ cháy như pin lithium hiện nay.

Tìm ra nguyên do khiến Sao Kim trở nên "khô cằn"

Tìm ra nguyên do khiến Sao Kim trở nên "khô cằn"

Kết quả nghiên cứu mới đây về sự mất tích bí ẩn của nước trên Sao Kim đã mở ra kỳ vọng trong công cuộc tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất ở những hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Phát triển ứng dụng quản lý mạng lưới cấp nước dựa trên Bộ công cụ EPANET Toolkit và môi trường lập trình MATLAB

Phát triển ứng dụng quản lý mạng lưới cấp nước dựa trên Bộ công cụ EPANET Toolkit và môi trường lập trình MATLAB

Sự tích hợp của Bộ công cụ EPANET và MATLAB mở ra khả năng can thiệp vào mã nguồn của phần mềm tính toán thủy lực, cung cấp nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng đa dạng.

Top