Nhiệt độ
Nắp cống độc đáo ở Nhật Bản kết nối con người với môi trường sống
Nhìn vào các thành phố sầm uất và hiện đại, ít ai nghĩ tới những ống cống ngầm vận chuyển chất thải. Chỉ khi mưa lớn gây ngập úng, nhiều người mới đặt câu hỏi về sự bảo trì và hoàn thiện của những hệ thống ấy.
Hiệp hội Nắp cống Nhật Bản (JGMA) đã đưa ra một sáng kiến giúp hướng sự chú ý của người dân tới các đường ống cống nằm ngoài tầm mắt. Bằng cách nâng cấp và trang trí nắp cống với những hình ảnh đặc trưng, đường phố Nhật Bản có thể kể câu chuyện của từng thành phố, từng địa phương, đồng thời nâng cao sự chú ý của người dân đối với các công trình thoát nước nằm trong lòng đất.
Sự hình thành của hệ thống thoát nước Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia trong lịch sử không cần dựa vào hệ thống thoát nước để giữ gìn cảnh quan thành phố sạch sẽ, theo báo cáo của tác giả Tsutomu Tamaki, Bộ Xây dựng Nhật Bản, năm 1980. Đó là bởi vì, người Nhật từ trước những năm 1900 dùng chất thải của con người để làm phân bón. Những thứ không sạch sẽ còn sót lại trên mặt phố đều được nước mưa tự động rửa trôi xuống sông, xuống biển.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, dân số của Nhật tăng vọt, các thành phố cũng trở nên đông người hơn. Phương pháp xả thải đơn giản trước kia đã không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu, dẫn tới việc ô nhiễm môi trường trầm trọng xảy ra tại các khu đô thị mới. Điều này đã nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nước thải Nhật Bản.
Ngày nay, các khu đô thị nhiều tầng, nhiều lớp đều dựa vào hệ thống nước thải không kém phần phức tạp.
Mặc dù các hệ thống này chỉ có trong lòng đất, nhưng chúng ta vẫn có thể truy cập và kết nối với chúng qua những nắp cống nằm rải rác trên mặt phố.
Thay đổi liên tục để có sự an toàn tuyệt đối
Yêu cầu về kỹ thuật của nắp cống - điểm truy cập hệ thống thoát nước - tại mỗi địa phương có sự khác biệt, JGMA chia sẻ trên trang thông tin của mình. Từ khi Hiệp hội được thành lập năm 1991 đến nay, nắp cống ở Nhật Bản đã có nhiều thay đổi và hiện mang các chi tiết kỹ thuật và thiết kế rất thú vị.
Một trong những quan ngại của ngành thoát nước Nhật Bản xuất phát từ việc nhiều thôn, huyện quốc gia này được xây ven sườn đồi và sườn núi. Khi trời mưa, nước thải theo dốc chảy xiết, tạo ra áp lực lớn đối với nắp cống. Nếu không có các biện pháp đảm bảo an toàn, nắp sẽ dễ dàng bật ra, làm vỡ đường nhựa và gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông.
Các kỹ sư Nhật đã có sáng kiến khóa nắp cống bằng một công nghệ khớp nối mới. Hệ thống khóa an toàn này cho phép chiếc nắp nhô lên khỏi mặt đất khi bị quá tải. Khi lượng nước dư thừa không còn tạo áp lực lên nắp, chiếc nắp sẽ tự động hạ xuống. Ngoài ra, cống còn được trang bị thêm lưới sắt, đề phòng trường hợp khóa nắp hỏng và có người rơi xuống bên dưới.
Từ năm 1950 đến năm 1960, số lượng và cân nặng của các phương tiện giao thông tăng dần, yêu cầu nắp cống có khả năng tạo ma sát cho bánh xe, ông Tamoto Norihide chia sẻ với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Từ khi đó, nắp cống đã bắt đầu có những đường vân nổi xếp nhiều hướng, tạo ra sự độc lạ trên các con phố Nhật Bản. Nhưng nắp cống ngày nay với những màu sắc sinh động và đa dạng mới thực sự có sức hút, tạo ra sự ám ảnh đối với khách du lịch quốc tế và người Nhật trong nước.
Câu chuyện điểm xuyết những con đường
Gần như địa phương, thành phố nào ở Nhật cũng có một chiếc nắp cống đặc trưng. Trên đó, người nghệ nhân thiết kế hình ảnh tượng trưng cho một phong tục, lễ hội, hay câu chuyện đặc biệt của địa phương đó.
Theo The Japan Times, những thiết kế độc đáo này bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản vào những năm 80 của thế kỷ trước. Yasutake Kameda, một viên chức tại Bộ Xây dựng, đã khuyến khích các thị trấn, thành phố tạo ra các những thiết kế mang phong cách riêng của địa phương mình.
Chiến dịch này đã giúp lôi kéo sự đóng góp của người dân Nhật Bản trong việc xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước thải vào thời điểm đó.
Ngày nay, mỗi nắp cống đặc biệt đều đi kèm một tấm thẻ sưu tầm, ghi rõ tọa độ và câu chuyện của chiếc nắp đó. Nhờ vậy, việc “săn” nắp cống đã trở thành một trào lưu tại Nhật Bản, ngành thoát nước cũng từ đó thu hút được nhiều sự quan tâm hơn.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Vietnam Water Week 2024 hướng tới An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập của ngành Nước
Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn
Đọc thêm
HueWACO tham dự Tuần lễ Nước Quốc tế Đài Loan 2024
Từ ngày 10 đến 14/9/2024, đoàn công tác của Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) do ông Dương Quý Dương – Tổng Giám đốc Công ty làm trưởng đoàn tham dự Tuần lễ nước Quốc tế Đài Loan năm 2024 kết hợp chuyến thăm và làm việc với Cục nước Đài Bắc (TWD).
Lãnh đạo VWSA tham dự Tuần lễ nước quốc tế Đài Loan 2024
Đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp làm trưởng đoàn đã tham dự Tuần lễ nước quốc tế Đài Loan diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13/9/2024 tại Đài Bắc.
Trung Quốc xả lũ thủy điện không tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp, Trung Quốc xả lũ với lưu lượng nhỏ không gây tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam.
Diễn đàn Nước Indonesia: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới
Từ ngày 28 đến 31/8/2024, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn Nước Indonesia (Indonesia Water). Cùng đi với đoàn có các đại diện của Công ty CP Cấp nước Aquaone. Đây là sự kiện quốc tế diễn ra hàng năm do Hội nước Indonesia (PERPAMSI) tổ chức.
Đoàn lãnh đạo ADB thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương
Ngày 16/8/2024, đoàn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do bà Charlotte Justine Diokno Sicat, Giám đốc Điều hành làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương. Đoàn đã đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, thăm Khu liên hợp xử lý chất thải và Nhà máy đốt rác phát điện BIWASE .
Chuyên gia JICA khuyến nghị chính sách phòng, chống ngập úng đô thị tại Việt Nam
Theo chuyên gia JICA, để phòng chống hiệu quả tình trạng ngập úng đô thị, Việt Nam cần cần có quy hoạch thoát nước tổng thể dài hạn hoặc kế hoạch thực hiện trung hạn và quản lý hạ tầng hiệu quả.
Áp dụng công cụ thu thập dữ liệu IBNET vào lĩnh vực Cấp Thoát nước
Ngày 14/8/2024, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi gặp gỡ với đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội. Tại buổi họp, hai bên đã trao đổi về hệ thống IBNET và mong muốn áp dụng hệ thống hiệu quả.
Vietnam Water Week 2024: Phát triển ngành Nước Việt Nam - An ninh, An toàn, Hiệu quả và Hội nhập
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam vừa công bố chủ đề chính thức của Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024. Theo đó, "Phát triển ngành Nước Việt Nam - An ninh, An toàn, Hiệu quả và Hội nhập" sẽ là chủ đề của sự kiện năm nay.
Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước
Kỷ niệm 35 năm thành lập Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM – HUFO (29/7/1989 - 29/7/2024), hơn 20 đại diện ngoại giao và 30 tổ chức thành viên đã gắn biển khánh thành Vườn thông Hữu nghị tại Công viên văn hoá lịch sử Suối Tiên, biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị, cùng nhau bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.