Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Mỹ: Biến nước biển thành nước uống chỉ bằng một nút bấm

06/07/2022 21:44

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chế tạo một thiết bị khử muối di động có thể tạo ra nước uống mà không cần đến bộ lọc hoặc máy bơm cao áp, theo Science Daily.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology - MIT) đã phát triển một thiết bị khử muối di động, nặng chưa đến 10 kg, có thể loại bỏ muối và các loại hạt để cho ra nước uống, Science Daily đưa tin.

Thiết bị có kích thước chỉ bằng một chiếc vali, tiêu tốn ít năng lượng hơn bộ sạc điện thoại di động. Ngoài ra, có thể cấp điện cho thiết bị bằng một tấm pin mặt trời di động nhỏ, có giá khoảng 50 đô la.

Thiết bị nói trên có khả năng tự động tạo ra nước uống không chỉ đạt mà còn vượt tiêu chuẩn chất lượng của Tổ chức Y tế Thế giới. Công nghệ này được gói gọn trong một thiết bị thân thiện với người dùng, hoạt động chỉ với một nút nhấn.

Mỹ: Biến nước biển thành nước uống chỉ bằng một nút bấm - Ảnh 1.

Thiết bị khử muối đang được thử nghiệm trên biển. Ảnh: TS. Yoon Junghyo

Khác với các thiết bị khử mặn di động khác, thiết bị mới không đòi hỏi nước đi qua các bộ lọc mà sử dụng năng lượng điện để loại bỏ các loại hạt có trong nước. Từ đó, cắt hoàn toàn nhu cầu thay thế bộ lọc và tối giản đáng kể các khâu bảo trì về lâu dài.

Điều này cho phép sử dụng thiết bị ở các khu vực vùng sâu vùng xa và thiếu tài nguyên nghiêm trọng, chẳng hạn như các đảo nhỏ hoặc trên tàu thuyền. 

Công nghệ này cũng có thể được dùng để hỗ trợ những người sơ tán thiên tai hoặc những người lính thực thi các hoạt động quân sự dài hạn.

Không cần bộ lọc

TS. Yoon Jung Hyo, thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu, giải thích với Science Daily rằng, các thiết bị khử muối di động đang có mặt trên thị trường thường cần đến máy bơm áp suất cao để đẩy nước qua các bộ lọc, vì vậy rất khó để thu nhỏ kích thước mà không ảnh hưởng đến hiệu suất năng lượng của thiết bị.

Trong khi đó, thiết bị của họ áp dụng công nghệ phân cực nồng độ ion (ICP), được chính nhóm nghiên cứu phát triển lần đầu tiên hơn 10 năm trước. 

Thay vì lọc nước, quy trình ICP hình thành điện trường giữa các màng được đặt trên và dưới kênh nước. 

Khi các hạt mang điện tích dương hoặc âm - bao gồm các phân tử muối, vi khuẩn và vi rút - đi qua màng, chúng sẽ bị đẩy ra ngoài theo một đường riêng.  Quy trình này loại bỏ cả chất rắn hòa tan và lơ lửng, cuối cùng chỉ còn nước sạch đi qua kênh. 

Mỹ: Biến nước biển thành nước uống chỉ bằng một nút bấm - Ảnh 2.

Thiết bị khử muối không đòi hỏi những bộ lọc nước đắt tiền. Ảnh: M. Scott Brauer/MIT

Vì chỉ cần đến một máy bơm áp suất thấp, ICP sử dụng ít năng lượng hơn so với các công nghệ khác.

Tuy nhiên, ICP không thể loại bỏ hoàn toàn các loại muối nổi ở giữa kênh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã kết hợp phương pháp thứ hai là thẩm phân điện để loại bỏ các ion muối còn lại.

Họ đã sử dụng máy học (machine learning) để tìm ra sự kết hợp lý tưởng giữa các mô-đun ICP và thẩm tách điện.

Mỹ: Biến nước biển thành nước uống chỉ bằng một nút bấm - Ảnh 2.

TS. Han Jong Yoon (bên phải) và TS. Yoon Jung Hyo (bên trái), hai nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu chế tạo ra thiết bị khử muối di động. Ảnh: M. Scott Brauer/MIT

Đó chính là một quy trình ICP gồm hai giai đoạn: nước chảy qua sáu mô-đun trong giai đoạn đầu tiên, sau đó qua ba mô-đun trong giai đoạn thứ hai, tiếp theo là một quy trình thẩm tách điện duy nhất. 

Điều này giúp giảm thiểu năng lượng sử dụng, đồng thời đảm bảo chất lượng nước đầu ra.

Thử nghiệm trên thực địa

Sau khi thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng nước có độ mặn và độ đục khác nhau, các nhà khoa học đã thử nghiệm thiết bị tại bãi biển Carson ở Boston.

Họ đặt chiếc hộp gần bờ và thả ống cấp liệu xuống nước. Chỉ sau khoảng 30 phút, thiết bị đã cho ra một cốc nước đầy, trong suốt và có thể uống được.

Nước thành phẩm vượt tiêu chuẩn chất lượng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và lượng chất rắn lơ lửng được giảm xuống ít nhất mười lần.

Thiết bị nguyên mẫu tạo ra nước uống với tốc độ 0,3 lít mỗi giờ và chỉ cần 20 Wh cho mỗi lít.

Tiếp theo, các nhà khoa học dự định cải thiện giao diện sao cho thân thiện hơn với người dùng và tăng hiệu suất năng lượng cũng như tốc độ sản xuất của thiết bị, xa hơn nữa là thành lập một công ty khởi nghiệp để thương mại hóa công nghệ này.

Tác giả:
Quỳnh Anh
Nguồn: Science Daily
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Cấp nước Thủ Đức tối ưu hóa công tác cấp nước

Cấp nước Thủ Đức tối ưu hóa công tác cấp nước

Nước sạch luôn giữ vai trò thiết yếu trong đời sống con người. Hiểu rõ điều này, bên cạnh việc đảm bảo cung cấp nước ổn định, liên tục, công tác giảm thất thoát nước luôn được Công ty CP Cấp nước Thủ Đức quan tâm, nỗ lực thực hiện và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Doanh nghiệp 16/07/2024
Công ty CP Cấp nước Tân Hòa: Chăm sóc khách hàng sử dụng nước thông qua nhiều kênh truyền thông

Công ty CP Cấp nước Tân Hòa: Chăm sóc khách hàng sử dụng nước thông qua nhiều kênh truyền thông

Trong thời gian qua, Công ty CP Cấp nước Tân Hòa (thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV) đã không ngừng nổ lực triển khai các giải pháp đổi mới, hiện đại hóa các quy chế, chuẩn hóa các quy trình giải quyết các công việc dựa trên việc ứng dụng các xu hướng công nghệ tiên tiến.

Doanh nghiệp 06/07/2024
HueWACO tổ chức hội thảo nâng cao hiệu quả trong công tác giảm thiểu nước không doanh thu NRW

HueWACO tổ chức hội thảo nâng cao hiệu quả trong công tác giảm thiểu nước không doanh thu NRW

Sáng 27/6/2024, tại thành phố Huế, HueWACO đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác giảm thiểu nước không doanh thu NRW” với sự tham dự của các đơn vị thuộc CLB các công ty cấp nước Bắc Trung Bộ; các công ty cấp nước: Sơn La, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thủ Đức; công ty giải pháp ngành nước Hoàng Phát, DNP-HAWACO và HydroSCAND - Bỉ.

Doanh nghiệp 27/06/2024
Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

“Nước ảo” quản lý nước thật

“Nước ảo” quản lý nước thật

Phương pháp “nước ảo” trong canh tác và chế biến cây trồng đang làm rõ và có thể giúp thay đổi sự khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức trong nông nghiệp Việt Nam.

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Sáng 20/5/2024, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) đã thống nhất ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao năng lực quản lý cấp nước cho thành phố Hải Phòng.

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra "pin nước" có thể chứa nhiều năng lượng hơn pin lithium

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra "pin nước" có thể chứa nhiều năng lượng hơn pin lithium

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phát triển một loại "pin nước" có mật độ năng lượng mạnh hơn và không dễ cháy như pin lithium hiện nay.

Tìm ra nguyên do khiến Sao Kim trở nên "khô cằn"

Tìm ra nguyên do khiến Sao Kim trở nên "khô cằn"

Kết quả nghiên cứu mới đây về sự mất tích bí ẩn của nước trên Sao Kim đã mở ra kỳ vọng trong công cuộc tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất ở những hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Phát triển ứng dụng quản lý mạng lưới cấp nước dựa trên Bộ công cụ EPANET Toolkit và môi trường lập trình MATLAB

Phát triển ứng dụng quản lý mạng lưới cấp nước dựa trên Bộ công cụ EPANET Toolkit và môi trường lập trình MATLAB

Sự tích hợp của Bộ công cụ EPANET và MATLAB mở ra khả năng can thiệp vào mã nguồn của phần mềm tính toán thủy lực, cung cấp nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng đa dạng.

Top