Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Khi nước ngầm bị khai thác quá mức

28/06/2018 00:00

Thời gian qua, việc đào giếng khai thác nước ngầm diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.

Thời gian qua, việc đào giếng khai thác nước ngầm diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.

Những giếng nước này được phục vụ sinh hoạt cho người dân vùng khô hạn, và cũng là để phục vụ cho việc nuôi tôm, nuôi gia súc, trồng trọt. Tuy nhiên, do không được quản lý chặt chẽ, số giếng khoan ngày một nhiều dẫn tới nhiều hệ lụy.

Không giảm mà lại tăng

Hơn 10 năm qua, việc khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất ở khu vực ven biển Bình Thuận không giảm, ngược lại có xu hướng tăng.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này, trong tổng lượng nước khai thác khoảng 100.000 m3/ngày trên toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở vùng cát ven biển.

Đáng chú ý, tình trạng khai thác nước dưới đất của các doanh nghiệp khai thác titan thời gian dài cũng không kiểm soát chặt chẽ (theo tính toán, tách 1 m3 cát quặng cần khoảng 3m3 nước), đã dấn tới nguy cơ mất cân bằng nguồn nước trong toàn vùng.

Một cuộc khảo sát cách đây chưa lâu của cơ quan chức năng cho thấy, chỉ tính khu vực ven biển từ Mũi Né (TP Phan Thiết) đến Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam) đã thiếu nguồn nước mặt lẫn nguồn nước ngầm nếu như không có quy hoạch, phân vùng khai thác, sử dụng nước hợp lý.

Vì vậy, Sở TNMT đã lên dự án “Quy hoạch nước dưới đất vùng cát ven biển, kết hợp các giải pháp quản lý, khai thác, bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác tuyển quặng ti tan, giai đoạn đến năm 2025”.



Quá nhiều giếng khoan khiến cho nguồn nước ngầm cũng như mặt đất bị đe dọa

Phạm vi vùng quy hoạch gồm toàn bộ diện tích vùng cát, đồng bằng, cửa sông, ven biển từ huyện Tuy Phong đến huyện Hàm Tân, với tổng diện tích tự nhiên 3.200 km2.

Cần nhắc lại, tháng 11/2017, Bộ TNMT đã ban hành Quyết định số 2301 về việc phê duyệt nhiệm vụ “Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước” với phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là 330.972 km2 thuộc 7 vùng của cả nước, thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2019.

Riêng với Bình Thuận, về nguồn nước mặt, có 89 con sông, trong đó có 24 sông liên tỉnh với các sông lớn là sông Cái Phan Thiết, sông Lũy, sông La Ngà và sông Dinh… tổng lượng nước khai thác từ nguồn nước mặt là 6,154 triệu m3/ngày đêm.

Trữ lượng nước dưới đất phân bố trong các tầng chứa nước, khu vực cồn cát ven biển với chiều sâu khai thác từ 30 - 40m, cá biệt có nơi từ 80 - 100m. Tổng lưu lượng nước dưới đất đang khai thác là 118 nghìn m3/ngày đêm.

Trong khi đó, theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”, tổng lượng nước được khai thác, sử dụng để cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn ước tính 1.486,5 triệu m3/năm.

Bình Thuận là địa phương nắng nóng nhất cả nước, lượng mưa trung bình hàng năm thấp, số ngày ngày trong năm cao, nhiều nơi khô hạn và bị hoang mạc hóa.

Vì vậy, nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất là rất lớn. Việc người dân tự đào giếng khoan tìm nước diễn ra dày đặc, ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn nước ngầm và cũng làm cho nền đất yếu đi.

Còn tại tỉnh Bình Định, việc đào giếng tìm nước cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Mặc dù đã được cảnh báo từ năm 2011, nhưng tới nay tình hình vẫn diễn biến phức tạp.

Thảm họa môi trường từ việc nuôi tôm trên cát từng khiến một dải bờ biển huyện Phù Mỹ bị đào xới, băm nát. Giếng khoan mọc lên dày đặc.

Theo cơ quan chức năng, trung bình mỗi hecta nuôi tôm trên cát cần đến 50.000m3 nước ngọt.

Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh này cũng từng cảnh báo, tầng nước ngọt ngầm ở các vùng nuôi tôm trên cát đã bị nhiễm mặn, với các giếng đóng có độ sâu từ 4-5 m, nước đã bị nhiễm mặn 6-9‰.

Tới nay, do nguồn nước ngầm ít dần, người dân phải khoan giếng từ 15-3 0m mới có nước, và nguồn nước ngầm cũng bị nhiễm mặn lên tới từ 10-25‰.

Đáng chú ý, một giếng nước cũng chỉ phục vụ được chừng 2 vụ tôm là lại bị bỏ đi.

Hành động trước khi quá muộn

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, do hạn mặn kéo dài những năm gần đây, nên “phong trào” đào giếng khai thác nguồn nước ngầm cũng diễn ra ở nhiều địa phương.

Trước đây 1 năm, đầu tháng 6/2017, ông Tom Kompier- đại diện Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan đã trao kết quả nghiên cứu cho đại diện Bộ TNMT. Đó là Báo cáo “Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm ở ĐBSCL” trong khuôn khổ Dự án Rise and Fall.

Nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng khai thác nước ngầm là nguyên nhân chính khiến ĐBSCL lún 1 đến 3cm/năm và tốc độ ngày càng tăng, cùng với cảnh báo “Kết quả này nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì chúng tôi dự tính ban đầu”.

Chung nhận định về nguyên nhân sụt lún vùng ĐBSCL, giáo sư Piet Hoekstra đến từ Trường Đại học Utrecht (Hà Lan) cho rằng, một trong những nguyên nhân lớn gây sụt lún do con người khai thác nước ngầm quá mức.

Có thể lấy ví dụ ở tỉnh Sóc Trăng, người dân tại một số huyện, thị như: Long Phú, Trần Đề, Cù Lao Dung, thị xã Vĩnh Châu đã tự tổ chức khoan giếng khai thác nước dưới đất tưới lúa và nuôi thuỷ sản.

Từ đó mực nước dưới đất đang hạ thấp dần: trung bình ở các tầng chứa nước dao động từ 0,31-0,81 m/năm.

Nói như một vị lãnh đạo Sở TNMT tỉnh Sóc Trăng thì tại thành phố Sóc Trăng, huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu, cả ba khu vực này giống như cái lòng chảo, tức là mực nước ngầm đã hạ liên tục.

Theo giới chuyên gia, một trong những biện pháp “chống đỡ” là chính quyền ngừng cấp phép khai thác nước ngầm.

Tuy nhiên, việc này nếu có đạt được thì cũng cần rất nhiều thời gian nguồn nước ngầm mới được khôi phục.

Một chuyên gia đến từ Nhật Bản cho biết, nước Nhật bắt đầu không cho phép khai thác nước ngầm vào khoảng năm 1985, nhưng phải đến năm 2000 thì mực nước ngầm mới không sụt giảm tiếp.

Do vậy nếu không có biện pháp “rắn” ngay từ bây giờ thì hậu quả sẽ khó lường hơn và sự khôi phục lượng nước ngầm cũng như giữ độ cứng của đất bề mặt càng gian nan.
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Mở cổng đăng ký tham quan sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2025

Mở cổng đăng ký tham quan sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2025

Để phục vụ tốt nhất cho quý khách tới tham quan, tham dự sự kiện, sự kiện Vietnam Water Week 2025 chính thức mở cổng đăng ký trực tuyến cho công chúng thăm quan.

Thông báo 05/07/2025
Chi tiết 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh

Chi tiết 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh

Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.

Bộ Xây dựng yêu cầu chủ động ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ

Bộ Xây dựng yêu cầu chủ động ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ

Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Công ty Nước sạch Hà Nội: Tập huấn Thông tư số 52/2024/TT-BYT về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch

Công ty Nước sạch Hà Nội: Tập huấn Thông tư số 52/2024/TT-BYT về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch

Sáng ngày 26/6/2025, Công ty Nước sạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ y sinh và môi trường đã tổ chức khóa tập huấn về Thông tư số 52/2024/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy đinh kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ 01/7/2025.

Doanh nghiệp 30/06/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Doanh nghiệp 28/06/2025
Tạp chí Xây dựng tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho sự kiện Vietnam Water Week 2025

Tạp chí Xây dựng tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho sự kiện Vietnam Water Week 2025

Ngày 24/6/2025, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức có công văn số 117/CV-TCXD xác nhận tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Tuần lễ Nước Việt Nam 2025 (Vietnam Water Week 2025).

Thành phố chống chịu lũ lụt: Việt Nam góp tiếng nói tại Tuần lễ Nước Singapore 2025

Thành phố chống chịu lũ lụt: Việt Nam góp tiếng nói tại Tuần lễ Nước Singapore 2025

Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.

Quốc tế 25/06/2025
Tổng Bí thư: Báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại

Tổng Bí thư: Báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.

Văn hóa nước 22/06/2025
Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam chúc mừng Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam nhân dịp 21/6

Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam chúc mừng Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam nhân dịp 21/6

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Top