
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNhững năm gần đây, Giải thưởng Sao Khuê đã theo sát sự chuyển đổi, ứng dụng từ công nghệ thông tin (CNTT) sang công nghệ số (CNS). Ảnh: Chinhphu.vn
Theo đại diện Việt An Group thì Công ty Cổ phần iLotusLand Việt Nam là công ty con trực thuộc Việt An Group, chuyên cung cấp các giải pháp trong Quản lý và giám sát dữ liệu quan trắc môi trường trên nền tảng Web và Mobile (Android, iOS...) đã vinh dự đạt giải thưởng Sao Khuê: Giải pháp xuất sắc của ngành phần mềm CNTT Việt Nam ở 2 hạng mục iLotusLand for Environment cho hạng mục Môi trường và phát triển bền vững và iLotusLand Cổng thông tin dữ liệu môi trường cho hạng mục Chính phủ số.
Giải thưởng Sao Khuê 2023 vừa vinh danh 15 nền tảng số, 22 dịch vụ giải pháp công nghệ tiên phong, 2 Startup số, 38 dịch vụ và 105 giải pháp số xuất sắc.
Từ 331 đề cử của 215 doanh nghiệp, Hội đồng Giải thưởng Sao Khuê 2023 đã bình chọn và quyết định trao 182 Giải thưởng Sao Khuê 2023, bao gồm: 15 nền tảng số, 22 dịch vụ giải pháp công nghệ tiên phong, 2 Startup số, 38 dịch vụ và 105 giải pháp số xuất sắc.
Đặc biệt, 11 đề cử được xếp hạng Sao Khuê 5 sao và 10 đề cử xuất sắc được trao Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2023. Giải thưởng Sao Khuê 2023 cũng ghi nhận 15 dịch vụ xuất khẩu phần mềm.
Bà Trần Thị Ly Kha, giám đốc tăng trưởng iLotusLand (giữa) nhận giải thưởng. Nguồn: Việt An Group
Chính thức triển khai từ năm 2014, đến nay iLotusLand đã kết nối hơn 1000 trạm quan trắc, ứng dụng cho hơn 600 nhà máy FDI, Khu công nghiệp (CoCa-Cola, Orion, EVN-GENCO3, Formosa Hà Tĩnh, Vedan, Acecook, KCN Amata Đồng Nai, KCN VSIP 1,2, 2A Bình Dương, KCN Sài Gòn VRG, KCN TTC...) và nhiều cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, Sở Tài nguyên Môi trường TP. Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh…)
Đến nay, iLotusLand Platform đã xuất khẩu phần mềm sang 3 thị trường: Ấn Độ, Myanmar và Malaysia. Định vị là công ty công nghệ tiên phong trong nền tảng IoT công nghiệp, iLotusLand đặt mục tiêu ngày càng mở rộng ra thị trường quốc tế.
iLotusLand Cổng thông tin dữ liệu môi trường là một giải pháp phần mềm cung cấp thông tin, chỉ số và tình trạng ô nhiễm của môi trường không khí và nước. Bao gồm một bản đồ AQI với các cảm biến thuộc trung tâm giám sát, hiển thị AQI xung quanh. Bản đồ hiển thị chỉ số AQI, màu sắc, khuyến nghị và biểu tượng cảm xúc tương ứng với các cấp độ AQI khác nhau cùng với các chỉ số ô nhiễm khác nhau như PM10, PM2.5, SO2, O3,…Các khuyến nghị tương ứng sẽ được hiển thị cùng với mức độ ô nhiễm AQI để người dân có thể đề phòng trong những ngày chất lượng không khí xấu. Đồng thời các Sở TNMT muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh thì công tác quản lý môi trường các doanh nghiệp, nhà máy luôn cần được quan tâm hàng đầu, đại diện của Việt An nhấn mạn.
iLotusLand luôn có tham vọng mở rộng hệ sinh thái sản phẩm công nghệ để vươn ra toàn cầu, cung cấp phần mềm cho các thị trường khó tính như EU, UAE. Nguồn: Việt An group
Theo bà Trần Thị Ly Kha, giám đốc tăng trưởng của iLotusLand thì iLotusLand For Environment là một giải pháp phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý và giám sát tự động, trực tuyến toàn bộ số liệu đo đạc, quan trắc môi trường tự động. Các nhà máy FDI, KCN hướng tới định hình là KCN sinh thái, KCN 4.0, chiến lược xây dựng kinh tế phát triển bền vững đạt các mục tiêu trong báo cáo ESG, hoặc doanh nghiệp hướng tới việc trở thành nhà cung cấp cho các đối tác lớn như Apple, Adidas, Intel…hoặc doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi các thị trường khó tính như EU, UAE…thì việc đầu tư cho quản lý và giám sát môi trường là điều tiên quyết quan trọng để thu hút khách ngoại lẫn nhà đầu tư quốc tế.
Bên cạnh đó phần mềm iLotusLand còn đáp ứng theo yêu cầu Thông tư 17/2021/TT-BTNMT và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Không ngừng lại ở đó iLotusLand luôn có tham vọng mở rộng hệ sinh thái sản phẩm công nghệ để vươn ra toàn cầu, cung cấp phần mềm cho các thị trường khó tính như EU, UAE.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Một cuộc thăm dò sẽ được thực hiện vào cuối tháng 2/2025 nhằm mục đích xác định vị trí có nước trên Mặt Trăng. Qua đó, có thể giúp con người xây dựng kế hoạch định cư ngoài Trái Đất.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Chuyển đổi số đang đang trở thành xu thế không thể bỏ lỡ. Do đó, Công ty CP Cấp nước Thủ Đức đã và đang nỗ lực đổi mới các quy trình nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực tài chính kế toán.
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.