
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtĐây là cơ hội để khán giả nghe các bài chia sẻ về kinh nghiệm và các bài học thu được từ 6 công ty cấp nước tham gia Chương trình WUIP trong vòng 2 năm qua.
Chương trình Nâng cao Năng lực Công ty Cấp nước Việt Nam – Australia (WUIP) do Hội Nước Australia (AWA) hợp tác với Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (NCERWASS) tổ chức, với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác ngành Nước Úc (AWP).
Chương trình đã ghép đôi các công ty cấp nước Việt Nam và Australia nhằm thúc đẩy trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp cấp nước nông thôn trong các lĩnh vực như quản lý tài sản; giảm thất thoát, thất thu; cải thiện chất lượng nước và cải tiến công nghệ.
Tham dự chương trình có Công ty Nước Riverina hợp tác với Trung tâm Nước Sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn An Giang, Hội đồng khu vực Singleton hợp tác với Công ty Cấp nước Nông thôn Nghệ An và Hội đồng khu vực Whitsunday hợp tác với Công ty Cấp nước Việt Hà.
Tại Hội thảo tổng kết, các đại biểu đã nghe những báo cáo đánh giá sơ bộ về quá trình thực hiện chương trình cũng như các bài học kinh nghiệm thu được do Tiến sĩ Trần Văn Huy từ AWA và Tiến sĩ Lương Văn Anh từ NCERWASS cùng đại diện các công ty tham gia trình bày.
Các diễn giả cùng đánh giá sự bùng phát và những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện chương trình. Tuy nhiên, hai bên đã thích ứng và tổ chức nhiều hình thức trao đổi trực tuyến để duy trì thực hiện kế hoạch hành động của chương trình bất chấp những khó khăn trở ngại.Bằng những nỗ lực này, chương trình đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như đảm bảo duy trì cấp nước không bị gián đoạn giữa đại dịch; giảm tỉ lệ thất thoát, thất thu nước; gia tăng chất lượng nước sinh hoạt cấp cho người dân cũng như mở rộng mạng lưới cấp nước vùng nông thôn;…
Sau khi nghe các báo cáo chia sẻ kinh nghiệm, các đại biểu tiếp tục tham gia phiên thảo luận, từ đó nêu lên nhiều vấn đề còn tồn đọng mà chương trình cần tiếp tục giải quyết.
Một trong số những khó khăn, thách thức chính có thể kể đến vấn đề kinh phí chi trả cho việc xây dựng mạng lưới cấp nước tại những khu vực nông thôn xa xôi cũng như việc trang bị những trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác giám sát, chống thất thoát, thất thu; đầu tư giáo dục cộng đồng, gia tăng nhận thức người dân để đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm.
Đại diện các bên tham gia chương trình cũng thống nhất tiếp tục duy trì liên lạc để không ngừng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề của ngành cấp thoát nước, qua đó không ngừng nhân rộng những phương pháp tốt, phù hợp điều kiện địa phương, hướng tới xây dựng, cải thiện ngành nước Việt Nam theo hướng bền vững vì lợi ích của người dân.
Vân HảiTrung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Hungary vừa có buổi gặp gỡ, bàn bạc kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Được sự giới thiệu của Đại sứ quán Bỉ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ nhằm kết nối và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước.
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.