
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtMặc dù đã phát hiện hàm lượng PFAS cao, ông Koji Harada, Phó Giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Kyoto, người đứng đầu các nỗ lực thử nghiệm, nói "rất khó có khả năng gây ra các ảnh hưởng sức khỏe cấp tính", bản tin của trang tin Nhật Bản Kyodo News ngày 31/1 cho hay.
Nguyên nhân có thể là do nguồn cung cấp nước địa phương bị ô nhiễm từ hoạt động của căn cứ quân sự Mỹ, bản tin nói.
Vì Nhật Bản không có hướng dẫn đo nồng độ chất PFAS trong máu, Harada cho biết cư dân ở đây đã được kiểm tra theo tiêu chuẩn của Đức.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, nhóm công dân cho biết PFAS được tìm thấy trong các bình chữa cháy bằng bọt sử dụng tại các căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng cho biết không rõ những phát hiện này có liên quan gì đến Căn cứ Không quân Yokota, một cơ sở của Lực lượng Không quân Mỹ nằm ở khu vực Tama, phía Tây Tokyo hay không.
Nhóm công dân Tokyo tổ chức một cuộc họp báo về việc phát hiện các chất có khả năng gây hại ngày 30/1. (Ảnh: Kyodo)
Nhóm đã bắt đầu tiến hành các cuộc kiểm tra vào tháng 11 để xác định nguồn gốc gây ô nhiễm.
Các xét nghiệm có 87 người tham gia, chủ yếu là cư dân ở Kokubunji và một số từ các thành phố khác như Kodaira, Koganei và Musashino.
Theo kết quả tạm thời, 21 người trong số đó có lượng PFOS vượt quá mức chấp nhận được trong máu. Sáu trong số 21 người cũng có mức PFOA quá mức chấp nhận được.
Nồng độ PFOS cao nhất được phát hiện là 35,8 nanogram và 18,6 nanogram đối với PFOA. Tiêu chuẩn của Đức trên mỗi mililit cho mỗi hóa chất lần lượt là 20 nanogram và 10 nanogram.
"Nồng độ rõ ràng có bằng chứng là cao đối với một số cư dân. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng nước uống là nguyên nhân chính", Harada nói.
Koji Harada, phó giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Kyoto. (Ảnh: Kyodo)
Harada trước đó cũng đã phát hiện PFAS trong máu của cư dân ở gần căn cứ của Mỹ ở tỉnh Okinawa ở phía Nam Nhật Bản.
Trong số 387 người được thử nghiệm, Harada nhận thấy có 27 người vượt quá tiêu chuẩn Đức, với ví dụ cao nhất là 41,6 nanogram PFOS ở một người.
"Chính quyền của bang và địa phương phải giải quyết vấn đề từ góc độ phải làm gì với nguồn ô nhiễm", Harada nói với các phóng viên.
Trước đây, chính quyền thủ đô Tokyo đã phát hiện hàm lượng PFOS và PFOA cao trong các giếng ở một số khu vực ở Tama, khiến một số cơ sở lọc ở Kokubunji và Fuchu phải ngừng lấy nước từ các giếng bị ảnh hưởng.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.
Sau những mô hình hợp tác thành công trước đây, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiếp tục là cầu nối trong mối quan hệ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) và Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh.
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.