
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtHồ đang mất dần nguồn nước ngọt đầu vào vì nông nghiệp, đô thị và hạn hán, đồng thời việc rút nước xuống khiến nồng độ muối tăng vọt vượt quá khả năng chịu đựng của tôm và ruồi nước mặn, bài đăng ngày 4/10 của trang Phys.org dẫn lời nhà khoa học Wayne Wurtsbaugh từ Khoa Watershed Sciences tại Đại học Tài nguyên Thiên nhiên Quinney, Utah (Mỹ) cho hay.
Việc giải mã những hậu quả kinh tế và sinh thái từ sự thay đổi này rất phức tạp và chưa từng có tiền lệ, và các chuyên gia đang quan sát chặt chẽ một hồ nước mặn đang gặp căng thẳng khác là Hồ Urmia ở Iran để tìm manh mối về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
"Hồ chị em" này có những tương đồng hiển nhiên và đáng lo ngại với Hồ Muối Lớn, theo nghiên cứu mới của Wurtsbaugh và Somayeh Sima từ Đại học Tarbiat Modares ở Tehran, Iran.
Lịch sử của cả hai hồ đã di chuyển theo những quỹ đạo tương tự mặc dù ở những tốc độ khác nhau. Khi có ít nước ngọt hơn di chuyển qua các sông và suối kết nối vào các hồ này, muối tự nhiên ngày càng cô đọng hơn trong nước.
Ruồi nước mặn và tôm nước mặn bản địa có thể chịu mặn, nhưng khi nồng độ muối đạt đến nồng độ cực đoan nhất định - có lúc đạt đến độ bão hòa - thì ngay cả động vật và thực vật đặc biệt thích nghi với môi trường mặn cũng có thể gặp khó khăn.
Điều này cũng có nghĩa là hàng triệu con chim di cư phụ thuộc vào nguồn thức ăn này cũng sẽ phải chật vật, bị thiếu ăn hoặc phải rời đi.
Hồ Muối Lớn đang ngày càng mặn hơn. (Ảnh: Johnny Adolphson/Shutterstock)
Trong nhiều thập kỷ, dân số đô thị ngày càng mở rộng ở phía Bắc Utah đã đòi hỏi nhiều nước ngọt hơn cho cây trồng, bãi cỏ và vòi nước, dần dần gây căng thẳng lên hệ sinh thái.
Giờ đây, đợt hạn hán kéo dài 20 năm đang đẩy nồng độ mặn lên cao hơn nữa đến mức không thể chịu đựng được.
Hồ Muối Lớn và Hồ Urmia ở Iran từng có kích thước, độ sâu, độ mặn và thiết lập địa lý tương tự nhau một cách đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng đô thị cao ở đó cũng thúc đẩy nhu cầu về nông nghiệp tưới tiêu và mục đích sử dụng cho con người, gây căng thẳng tột độ cho hệ sinh thái.
So với Hồ Muối Lớn, số phận của Hồ Urmia đang xảy đến nhanh chóng hơn.
Chỉ trong vòng 20 năm, sự chuyển hướng đã khiến độ mặn của Hồ Urmia tăng từ 190 gram muối trên 1 lít nước lên hơn 350 gram, theo như Sima (Để so sánh, nước đại dương có độ mặn khoảng 35 gram/lít).
Hồ Urmia đã suy giảm hệ sinh thái rất nhiều và loài tôm nước mặn gần như biến mất.
Wurtsbaugh cho biết, Vịnh Gilbert ở nhánh phía Bắc của Hồ Muối Lớn đã đạt ngưỡng mặn 330 gram/lít (27% là muối), và tôm nước mặn gần như không có ở đó, khiến ngành công nghiệp nuôi tôm nước mặn trị giá 70 triệu USD ở đó phải ngừng thu hoạch.
Hồ Urmia, Iran. (Ảnh: Elena Odareeva—iStock/Getty Images)
Các tác giả nghiên cứu cho biết Hồ Urmia đã mất hầu hết chức năng sinh thái và văn hóa - nhưng Hồ Muối Lớn thì vẫn chưa đến mức đó.
Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Hồ Muối Lớn và Hồ Urmia không phải là duy nhất - các hồ nước mặn khác trên toàn cầu cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tương tự và bị khô cạn hoàn toàn hoặc đang nhanh chóng mất nước, theo Wurtsbaugh.
Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Water ngày 24/9.
Sáng ngày 4/7/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã tổ chức lễ ký Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa hai đơn vị.
Ngày 26/6/2025 Công ty CP - Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã long trọng khởi động dự án Nhà máy điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải BIWASE E.T.S phường Chánh Phú Hoà, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Ngày 11/6/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Hội thảo giới thiệu Mạng lưới NewIBNET tới các doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam, khởi động chương trình thí điểm chia sẻ dữ liệu hiệu suất ngành Nước đầu tiên tại Việt Nam.
Để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước an toàn, liên tục đến hơn 10 triệu dân tại TP.HCM và nâng cao chất lượng dịch vụ, SAWACO đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát mạng lưới, chăm sóc khách hàng và vận hành hệ thống cấp nước thông minh.
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.
Ngày 9/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, giai đoạn 2016 - 2025 và Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).
Từ ngày 4/6 đến 6/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia (NECC), Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải (WieTec 2025). Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự sự kiện.
Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).