
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNgười nông dân Tây Ban Nha cày ruộng lúa mì và vườn nho lên để trồng hạt dẻ cười. Họ gọi loại trái này là "vàng xanh", loại cây "hái ra tiền" có thể giải cứu một trong những vùng nghèo nhất của đất nước này khỏi sụt giảm kinh tế và dân số, The Guardian đưa tin ngày 27/8.
Hạt dẻ cười ở một đẳng cấp khác khi bán được từ 6 đến 8 euro/kg, trong khi nông dân chỉ kiếm được từ 65 đến 85 xu cho mỗi kg ô liu và khoảng 65 xu cho 1 kg nho.
Hạt dẻ cười chín. Chỉ với 10 hoặc 15 ha, người nông dân cũng có thể kiếm sống tốt. Ảnh: jessicahyde/Getty
Ông Gustavo Adolfo Gálvez, người có đồn điền trồng cây hồ trăn gần Toledo ở Castilla-La Mancha, miền Trung Tây Ban Nha, nói với The Guardian: "Tôi từng trồng ngũ cốc, ô liu và cây nho nhưng tôi đã bỏ tất cả để trồng hạt dẻ cười".
"Hạt dẻ cười mang lại nhiều lợi nhuận và chi phí sản xuất rẻ hơn, đồng nghĩa nhiều nông dân có thể tồn tại hơn", ông nói thêm.
Năm 1986, chính quyền vùng Castilla-La Mancha đã triển khai một dự án nghiên cứu tìm kiếm các loại cây trồng thay thế khả thi, TS. José Francisco Couceiro López thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Khu vực cho biết.
"Chúng tôi đã dành 10 năm sau đó để nghiên cứu các mùa vụ thay thế ba hoặc bốn loại cây đã được trồng ở đây. Khi chuyển từ lý thuyết sang thực hành, chúng tôi gần như đã loại bỏ tất cả các phương án, trừ hạt dẻ cười".
Giai đoạn tiếp theo là nâng cao nhận thức và trình độ của nông dân thông qua các khóa học và ngày hội mở cửa, ông nói.
Hạt dẻ cười gần như phù hợp một cách kỳ diệu với khí hậu ở Castilla-La Mancha, có thể chịu được cả nóng và lạnh, cũng như phát triển mạnh ở những vùng đất nông, nghèo dinh dưỡng, TS. Couceiro López cho hay. Ảnh: healthline.com
Năm 2013, TS. Couceiro López là đồng tác giả của một cuốn sách trồng hạt dẻ cười, trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Tây Ban Nha và Mỹ Latinh.
"Khó khăn lớn nhất là người nông dân trồng hạt dẻ cười phải đợi ít nhất bảy năm để có vụ thành công đầu tiên", ông nói, mặc dù nhiều người tin rằng thời gian chờ đợi này là xứng đáng, đặc biệt khi cầu tiếp tục vượt xa nguồn cung.
Năm ngoái, Tây Ban Nha thu hoạch 2.800 tấn hạt dẻ cười từ 70.000 ha đất, phần lớn ở La Mancha.
Tuy nhiên, nước này chỉ mới tham gia vào thị trường mà California, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đang thống trị, với sản lượng cả ban nước chiếm gần 90% thế giới.
Hạt dẻ cười có thể chịu được hạn hán - một yếu tố quan trọng ở La Mancha - nhưng cần nhiều nước trong giai đoạn ra trái.
Ở California, hạn hán nghiêm trọng và hạn chế khai thác nước ngầm đã đe dọa vụ mùa năm nay.
Ở Iran, tình trạng thiếu nước đã làm giảm 35% sản lượng vào năm ngoái, trong khi hạn hán xung quanh Gaziantep ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có 42 triệu cây hạt dẻ cười, đã khiến sản lượng giảm 40%.
Khó khăn lớn nhất là người trồng hạt dẻ cười phải đợi ít nhất bảy năm để có vụ thành công đầu tiên, TS. Couceiro López nói. Ảnh: bachhoaxanh.com
Fran Figueroa, nhà sinh thái học của Arba (Hiệp hội Phục hồi Rừng bản địa) cho biết, mặc dù không có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, hạt dẻ cười đã xuất hiện ở Tây Ban Nha từ thời La Mã.
Ông nói: "Hạt dẻ cười là cây trồng của tương lai và cần ít nước hơn so với hạnh nhân."
Tây Ban Nha tuy là một nước có sản lượng thấp, nhưng lại cạnh tranh dựa trên chất lượng hơn là số lượng.
Phần lớn các đồn điền của La Mancha là đồn điền hữu cơ, và đây chính là yếu tố mang lại giá trị gia tăng cho cây trồng.
Hạt dẻ cười chủ yếu được dùng làm đồ ăn nhẹ nhưng cũng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Trung Đông, sản xuất bánh ngọt, đồ ngọt, kem và mỹ phẩm.
Nhờ có các đầu bếp như Yotam Ottolenghi phổ biến những món ăn Trung Đông, nhu cầu hạt dẻ cười ở phương Tây cũng tăng lên đáng kể.
Khi người nông dân đang dần rời bỏ vùng nông thôn, câu hỏi đặt ra là liệu "vàng xanh" có thể kéo mọi người trở lại mảnh đất này.
"Mọi người trong làng tôi bỏ ra thành phố vì không thể sống được bằng nghề nông. Nhưng bây giờ họ thấy ngay chỉ với 10 hoặc 15 ha cũng có thể kiếm sống tốt", ông Gálvez cho biết.
"Chúng tôi quyết tâm không mắc phải sai lầm tương tự như với rượu vang, đó là để những người khác làm tiếp thị và nông dân không nhận được lợi ích gì. Chúng tôi muốn đảm bảo chính người nông dân được hưởng lợi từ hạt dẻ cười", ông chia sẻ.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.
Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).
Đó là lời khẳng định về tầm quan trọng của quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị của ThS. Trương Minh Ngọc - Phó Phòng Quản lý kỹ thuật, Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng.
Sáng ngày 24/5/2025, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty CP Cấp nước tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ (Lào Cai) sau thiên tai.
UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.