
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtMực nước đang giảm ở hồ chứa Vinuela làm tăng những mối lo của người dân vốn đang chật vật vì các hạn chế cấp và sử dụng nước, kênh truyền hình Sky News đưa tin hôm 13/8.
Hồ chứa Vinuela ở tỉnh Malaga, Tây Ban Nha (ảnh: Chris Cunningham/Sky News)
Cuộc khủng hoảng này cũng thúc đẩy cái được gọi là “cuộc chiến nguồn nước”, khi các cộng đồng đầy lo âu tranh luận chính xác là điều gì đã dẫn tới tình hình này.
Ở tỉnh Malaga, khủng hoảng đã khiến các mối quan hệ rạn nứt, khi các nhà môi trường học đổ lỗi cho nông dân gây thiếu nước bởi họ đã chuyển sang trồng những loại trái cây nhiệt đới sinh lời mà cần nhiều nước hơn.
Nhưng những người dân khẳng định nhiệt độ tăng cao, cùng với những đợt khô hạn dài hơn và nặng nề hơn là do biến đổi khí hậu gây ra, và họ đang phải chịu hậu quả.
Nông dân Paco Marin, 45 tuổi, nói những người nông dân ở ngay tuyến đầu khi nhận thấy lối sống phải thay đổi.
“Những vụ cháy, các trận hạn hán đều do biến đổi khí hậu gây ra, còn chính con người chúng ta lại gây ra sự biến đổi khí hậu này, nên chúng ta phải thay đổi".
Ông đang trồng bơ và xoài cũng như là các trái cây truyền thống hơn như cam, chanh và ô liu. Nhưng lượng mưa thấp khiến cho những quả xoài ông thu hoạch được chỉ bằng một nửa mọi khi và kết quả là thu nhập của ông giảm gần 25% trong những năm gần đây.
Ông nói hệ thống thủy lợi mà ông lắp đặt rất hiệu quả và không tốn nước.
Paco Marin và vườn xoài của ông (ảnh: Sky News)
Tuy nhiên những nhà sinh thái học tin rằng các hệ thống thủy lợi lại góp phần làm giảm mực nước và họ muốn phải cấm chúng hoạt động, trong khi cần tập trung hơn vào tái chế nước và xây một nhà máy khử muối trong khu vực.
Rafael Yus từ liên hiệp Ecologistas en Acción (Nhà sinh thái học hành động) nói: “Những hệ thống thủy lợi nên được cho dừng. Nông dân cần được khuyến khích đa dạng hóa và trồng các loại trái cây khác chứ không chỉ trái cây nhiệt đới”.
Elena Sanchis từng điều hành một chương trình thám hiểm thương mại ở trên nước, nhưng mùa hè này lần đầu tiên nó không thể hoạt động vì mức nước thấp khiến cho các chuyến thám hiểm không thể thực hiện được.
Cô tin rằng cộng đồng cũng như chính quyền phải cùng nhau tìm ra cách tiếp cận mới cho vấn đề nhiều khả năng trở nên càng ngày càng khó hơn.
“Trồng trái cây nhiệt đới không sử dụng quá nhiều nước”, cô nói. “Tôi đã nghiên cứu rồi, và ta cần phải thấy rằng trái cây nhiệt đới đem lại việc làm cho khoảng 10.000 người dân ở đây. Điều gì sẽ xảy ra với họ nếu như việc trồng trái cây nhiệt đới bị dừng lại?”
Tây Ban Nha là nước cung cấp trái cây và rau củ chính cho châu Âu, đồng thời là nhà cung cấp ô liu hàng đầu thế giới, nhưng khi sản lượng kém thì những việc cấp hàng này đang bị đe dọa.
Khủng hoảng nước ở Tây Ban Nha rất nhiều khả năng sẽ vượt xa biên giới nước này.
Ngày 11/3/2025, Công ty CP Cấp Thoát nước Khánh Hòa phát thông báo cảnh báo về tình trạng mạo danh nhân viên để lừa đảo khách hàng.
Tại TP.HCM vừa diễn ra hội thảo giới thiệu ống nhựa PVC-O, do Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam, Tập đoàn Molecor (Tây Ban Nha) và Tập Đoàn Bình Minh Việt phối hợp tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 50 đại biểu đến từ các công ty cấp thoát nước hàng đầu phía Nam như SAWACO, BIWASE, BWACO, Cấp nước Long An, Cần Thơ, Bến Tre,...
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Ngày 7/3/2025 tỉnh Bình Dương khai mạc Giải BIWASE Tour Of Việt Nam, nằm trong khuôn khổ giải đấu thường niên Xe đạp Quốc tế nữ Bình Dương lần thứ XV tranh cup BIWASE thu hút 20 đội trong nước và quốc tế.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.