Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

GỠ RỐI BÀI TOÁN NƯỚC SẠCH

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, không chỉ các nông thông hay các vùng sâu vùng xa, ngay chính các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, vấn đề thiếu nước sạch vẫn luôn là bài toán hóc búa bấy lâu cần tìm ra lời giải.

GỠ RỐI BÀI TOÁN NƯỚC SẠCH - Ảnh 1.

Ngổn ngang nhiều bất cập

Nước sạch là một loại thực phẩm, hàng hóa đặc biệt,  có tác động trực tiếp đến sức khỏe và mọi hoạt động  thiết yếu khác của người dân. Tại Việt Nam, tỷ lệ hộ dân  được tiếp cận nước máy hiện nay chỉ chiếm khoảng  52%, đặc biệt, tỷ lệ này ở thành thị là 84,2%, trong khi  đó, tại nông thôn chỉ đạt 34,8%. Theo ước tính của  UNICEF, Việt Nam có khoảng 52% trẻ em, tương đương  với 17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch. Thiếu  nước sạch và vệ sinh kém được xem là nguyên nhân  hàng đầu khiến 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ  em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. 

Điều này xuất phát từ thực tế, quá trình đô thị hóa  công nghiệp hóa diễn ra vô cùng mạnh mẽ đã kéo theo  tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn  kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có nguồn  nước. Mặt khác, việc quản lý, sử dụng công trình cấp  nước chưa được giám sát chặt chẽ. Các đô thị trên toàn  quốc thời gian gần đây vẫn để xảy ra nhiều sự cố cấp  nước và bị động lúng túng trong quá trình khắc phục  sửa chữa, gây khó khăn cho cộng đồng người tiêu dùng.  

Ngoài ra, nhiều vấn đề nghiêm trọng của ngành  nước hiện nay đang chịu sự quản lý chồng chéo của  các luật như tài nguyên nước, thủy lợi, đầu tư,... làm  cản trở đáng kể tới sự phát triển bền vững của ngành nước. Đơn cử như việc quản lý cấp nước đô thị và khu công nghiệp tại địa phương giao cho Sở Xây dựng, còn khu vực nông thôn giao cho Sở Nông nghiệp và Phát  triển Nông thôn. Điều này dẫn đến tình trạng đơn vị cấp nước đô thị không được cấp nước cho khu vực  nông thôn và ngược lại. Mặc dù đơn vị có đủ năng lực  cấp nước và rất gần nơi người dân đang sinh sống, làm  cho người dân không có nước sạch để sử dụng.  

Vì vậy lộ trình xây dựng Luật Cấp Thoát Nước là  khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh mọi hoạt động  trong lĩnh vực Cấp nước, Thoát nước và Xử lý nước thải  ở Việt nam cấp bách hơn bao giờ hết. Hiện nay Bộ Xây dựng được Chính phủ giao là cơ quan chủ trì soạn thảo  Luật Cấp Thoát Nước đang tích cực phối hợp với các Bộ ngành có liên quan và Hội Cấp Thoát Nước Việt nam  trong quá trình soạn thảo dự thảo Luật. 

Hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ 

Hiện nay, nguồn Nước ở Việt Nam được điều tiết bởi nhiều bộ luật khác nhau như Luật Tài nguyên nước,  Luật Thủy lợi, Luật Bảo vệ môi trường;... nhưng còn thiếu hành lang pháp lý ở cấp Luật chuyên về ngành  Nước. Chính bất cập này đã khiến cho ngành Nước gặp nhiều trở ngại trong hành trình hướng tới đích đến phát triển. Nghịch lý này lại một lần nữa đặt ra yêu cầu xây dựng, hoàn thiện bộ khung pháp lý đồng bộ, trong đó có việc xây dựng, điều chỉnh Luật  Cấp Thoát nước Việt Nam. 

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh: Luật Cấp Thoát nước quy định về điều tra cơ bản, định hướng, quy hoạch, đầu  tư phát triển dịch vụ cấp nước sạch, thoát nước và xử lý  nước thải khu đô thị, nông thôn và khu chức năng; quy  định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ  chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong  hoạt động sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải. 

Thứ hai, về đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức,  cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên  quan đến việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước  sạch; thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ Việt  Nam sẽ là đối tượng chính áp dụng thực hiện luật.  Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội  Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định  khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 

Thứ ba, Bộ Xây dựng nghiên cứu và đề xuất các nhóm chính sách đưa vào Luật nhằm đảm bảo tính  thực tiễn, giải quyết vấn đề nước sạch của người dân. Bên cạnh nhóm chính sách về phát triển hệ thống cấp  thoát nước đồng bộ; nâng cao hiệu quả quản lý vận  hành chất lượng dịch vụ; dự thảo luật đặc biệt nhấn  mạnh nhóm chính sách - Bảo đảm nguồn lực cho đầu  tư và phát triển cấp, thoát nước.  

Nhóm chính sách được xây dựng dựa trên mục tiêu: Huy động và tập trung các nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; Bảo đảm tài chính cho hoạt động sản xuất, cung cấp  nước sạch; hoạt động thoát nước và xử lý nước thải; Quản lý hiệu quả các nguồn thu từ hoạt động, dịch vụ cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải. 

Theo đó, để đảm bảo mục tiêu, dự thảo luật sẽ có những quy định cụ thể về việc huy động và tập trung các nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải.  

Quy định hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước nông thôn (công trình cấp nước nông thôn vùng sâu, vùng xa, hải đảo và vùng khó khăn nguồn nước) thông qua  hỗ trợ đầu tư nguồn nước, đường ống truyền tải nước thô hoặc nước sạch. Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho công trình cấp, thoát nước thông qua miễn  tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế doanh nghiệp, miễn giảm lãi suất vay ngân hàng...; 

Quy định nguồn lực tham gia đầu tư công trình thoát nước và xử lý nước thải từ Chính  phủ, chính quyền địa phương và các nguồn  lực khác; Quy định về xã hội hóa cấp, thoát nước, huy động các nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư, vận hành công trình cấp, thoát nước. Bên cạnh đó, chú trọng bảo đảm tài chính cho  hoạt động sản xuất, cung cấp nước sạch; hoạt  động thoát nước và xử lý nước thải. 

Luật quy định nguyên tắc thu hồi chi phí đầu tư, vận hành công trình cấp nước; đối  tượng được hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ giá nước sạch. Quy định về giá dịch vụ cấp nước. Quy định cơ chế ưu đãi đầu tư công trình cấp nước, hỗ trợ giá nước cho khu vực dân cư nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, biên giới và  hải đảo vùng khó khăn về nguồn nước. 

Quy định nguyên tắc thu hồi chi phí đầu tư, vận hành công trình thoát nước, xử lý nước  thải; đối tượng được miễn giảm giá dịch vụ. Quy định về giá, lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải.  

Quy định cơ chế ưu đãi đầu tư công trình thoát nước, hỗ trợ giá dịch vụ cho khu vực dân cư nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa. 

Quy định nguyên tắc phân bổ nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn khác cho  các dự án đầu tư công trình thoát nước, xử lý nước thải. 

Đồng thời, việc quản lý hiệu quả các nguồn thu từ hoạt động, dịch vụ cấp nước, thoát nước và xử lý nước  thải cũng được nhắc trong phần lớn dung lượng của  dự thảo luật.  

Song hành với nhóm chính sách đã đề cập ở trên, dự thảo luật cũng dành một phần dung lượng đề cập tới  việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp, thoát nước. 

Điều này xuất phát từ mong muốn bảo đảm vai trò quản lý nhà nước thống nhất và hiệu quả về hoạt  động cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải từ  trung ương đến địa phương. Phân công trách  nhiệm cho Bộ ngành; trách nhiệm của UBND tỉnh về tổ chức quản lý, đầu tư phát triển cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đáp ứng nhu cầu  trên địa bàn. Cũng như nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, kiểm soát và quản lý rủi ro về hoạt  động cấp nước sạch, xử lý nước thải khi huy động tư nhân tham gia đầu tư vận hành công  trình cấp, thoát nước. 

Trong đó, nhóm chính sách này quy định cụ thể về vấn đề quản lý nhà nước thống nhất và  hiệu quả.  

Quy định thống nhất quản lý cấp nước, phân công trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ  ngành về quản lý nhà nước về cấp nước,  thoát nước và xử lý nước thải; tăng cường phân cấp, tạo sự chủ động cho các địa  phương; quy định UBND cấp tỉnh chịu trách  nhiệm quản lý, đầu tư phát triển cấp, thoát  nước trên địa bàn đáp ứng nhu cầu sử dụng  nước sạch của người dân, các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe, môi trường  sống của người dân. 

Quy định việc thành lập cơ quan, tổ chức  liên quan đến quản lý tài sản công trình  cấp, thoát nước; Quy định việc ban hành cơ chế chính sách về hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư, vận hành công trình cấp, thoát nước. 

Mặt khác, chú trọng việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, kiểm soát và quản lý rủi ro về hoạt động cấp nước  sạch, xử lý nước thải:  

Quy định các giải pháp bảo đảm an ninh  nguồn cấp nước, xả nước thải; trách nhiệm, thẩm  quyền cụ thể của các Bộ ngành, địa phương khi xảy ra  rủi ro, sự cố liên quan đến chất lượng dịch vụ cấp nước sạch và ô nhiễm môi trường do nước thải; quy định về kiểm soát doanh nghiệp cấp, thoát nước sau cổ phần  hóa, xã hội hóa bảo đảm an ninh cấp nước sinh hoạt  và xả nước thải; quy định trách nhiệm quản lý, giám  sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động cấp, thoát nước.

H.T.H

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông

Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.

Văn hóa nước 12/12/2024
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây

Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây

Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Diễn đàn 27/11/2024
Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam

Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam

Đó cũng chính là nội dung trọng điểm trong cuộc hội thảo về bình đẳng giới diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 diễn ra vào sáng ngày 7/11

Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước

Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước

Chuyển đổi từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất xanh tuần hoàn đặt ra nhiều thách thức cho ngành Cấp Thoát nước. Hội thảo chiều 7/11 với chủ đề "Quản trị ngành nước thông minh và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu" đã tập trung tháo gỡ các khó khăn đặt ra.

Diễn đàn 08/11/2024
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.

Diễn đàn 08/11/2024
Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Tối ngày 7/11/2024, song hành cùng Lễ trao giải “Dòng xanh nước Việt”, "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" là buổi lễ ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước (VWLC).

Top