
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCông nhân thu gom rác trên sông Nhuệ (Hà Nội). Ảnh: TTXVN
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành gần đây quy định, tại điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện vệ sinh, phun khử mùi sau khi kết thúc hoạt động.
Thông tư cũng quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường này, điểm tập kết hoạt động trong thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau phải có đèn chiếu sáng; bảo đảm an toàn giao thông; hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm.
Đối với điểm tập kết rác thải rắn sinh hoạt tại các khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng, chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị phải bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành để phục vụ nhu cầu thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt của tất cả người dân sinh sống tại khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng đó.
Việc xác định vị trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải để xác định điểm tập kết phù hợp; bảo đảm an toàn giao thông; hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm.
Theo quy định, điểm tập kết được bố trí bảo đảm kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý; bán kính phục vụ thu gom tại hộ gia đình, tổ chức, cá nhân và khoảng cách an toàn môi trường thực hiện theo quy định.
Đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, Thông tư quy định phương tiện phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải. Xe chuyên dụng cuốn ép chất thải rắn sinh hoạt phải có thiết bị lưu chứa nước rỉ rác.
Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ nước rỉ rác, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển; phải vệ sinh, phun xịt khử mùi trước khi ra khỏi khu vực trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt...
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính, hiện trên cả nước, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10 - 16%/năm. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM, mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn rác thải...
Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Tối 20/2, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã có thông tin về hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm bằng máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) tại đoạn tuyến đi ngầm của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết các tỉnh thành trên cả nước trong dịp Tết tương đối ổn định. Song, các đơn vị cấp nước vẫn chủ động xây dựng các phương án điều phối ứng trực và vận hành cấp nước linh hoạt, đảm bảo tối ưu mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.