Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Đại biểu Quốc hội: "Sự cố nước sạch đã xảy ra rồi, dân đã phải dùng nước bẩn rồi sao còn chậm trễ sửa luật"?

29/11/2019 00:00

Luật Xây dựng sửa đổi cần bổ sung một chương để đảm bảo an ninh, an toàn nước sạch sinh hoạt, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đề xuất.

Phát biểu thảo luận về Dự án Luật Xây dựng sửa đổi, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, việc sửa Luật Xây dựng lần này cần có một chương về nước sạch sinh hoạt với các quy định đầy đủ về lựa chọn khu vực lấy nước, nhà máy xử lý, vận chuyển, công tác bảo vệ nguồn nước, bổ sung chỉ tiêu mới, công nghệ mới nhất bảo đảm chất lượng nước; bảo đảm an ninh an toàn, vệ sinh về nước sinh hoạt...

Liên quan đến an ninh an toàn vệ sinh nước sinh hoạt, Đại biểu Nguyễn Anh Trí nhắc lại sự việc mới đây, hàng triệu người tại Hà Nội phải uống nước nhiễm dầu thải từ nguồn nước sông Đà và biết đâu còn nhiều chất ô nhiễm khác nữa.

Theo Đại biểu, vụ việc gióng lên hồi chuông khẩn thiết để có hành động căn cơ, đồng bộ, kịp thời nhằm ngăn chặn sự lặp lại của những sự việc đáng tiếc tiếp theo. Sau sự việc này, mặc dù các cơ quan chức năng đã có động thái tích cực, kịp thời như đi kiểm tra rà soát các công trình cung cấp nước song điều này chưa đủ mà chỉ mang tính đối phó khi sự cố xảy ra.

Qua nghiên cứu, đại biểu cũng cho rằng tại Luật Xây dựng hiện hành, các quy định về nước sinh hoạt là vô cùng mờ nhạt; các Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực này quy định chế tài chưa nghiêm khắc, chưa đủ mạnh nên khó đưa vào cuộc sống.

ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận

Do đó, đại biểu nhấn mạnh, việc sửa Luật Xây dựng lần này cần có một chương về nước sạch sinh hoạt với các quy định đầy đủ về lựa chọn khu vực lấy nước, nhà máy xử lý, vận chuyển, công tác bảo vệ nguồn nước, bổ sung chỉ tiêu mới, công nghệ mới nhất bảo đảm chất lượng nước; bảo đảm an ninh an toàn, vệ sinh về nước sinh hoạt…

“Tai nạn nước nhiễm bẩn xảy ra, người dân dùng nước bẩn có thật rồi, vậy xin đừng chậm chễ, bỏ qua cơ hội sửa Luật lần này”, đại biểu nói.

Từ 1/1/2018 không còn chuyện phạt công trình vi phạm cho tồn tại

Về cắt ngọn công trình xây dựng, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) ủng hộ sự nghiêm khắc trong xử lý sai phạm công trình xây dựng vi phạm và mong nội dung này sẽ được đưa vào Luật Xây dựng sửa đổi.

Theo đại biểu, xử lý sai phạm xây dựng cắt ngọn công trình là không nên vì nhiều lý do trong đó có lý do cơ bản trong đó làm hỏng kết cấu công trình, nguy hiểm nếu sử dụng phần còn lại.

“Thực ra đây cũng là dạng phạt cho tồn tại, rất dễ phát sinh tiêu cực. Tôi đề nghị sửa luật để ngăn chặn sớm, triệt để phát sinh các sai phạm. Công tác kiểm tra xây dựng cần được quy định sao cho nếu có sai phạm biết liền, xử lý ngay, đừng để muộn mới ra lệnh cắt ngọn” – Đại biểu Trí nói.

Cũng theo Đại biểu Trí, cử tri còn đề nghị nếu có công trình xây dựng sai thì trước hết phải kỷ luật những người có trách nhiệm đã để xảy ra sai phạm. Chúng ta hy vọng từ nay trở đi sẽ không có biện pháp cắt ngọn công trình vi phạm nữa. 

Về quản lý TTXD, giải trình làm rõ hơn ý kiến Đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, ngoài pháp luật về xây dựng, hoạt động xây dựng còn chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác như Luật Thanh tra, Luật Xử lý vi phạm hành chính…

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý TTXD. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thí điểm thành lập Đội Quản lý TTXD đô thị trực thuộc UBND quận huyện ở một số địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý TTXD. Dự kiến sau khi tổng kết đánh giá về việc này sẽ có kiến  nghị với Quốc hội để điều chỉnh pháp luật có liên quan.

"Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động về đầu tư xây dựng. Theo đó, từ 1/1/2018 không còn chuyện phạt cho tồn tại,  tất cả các công trình vi phạm giấy phép xây dựng đều bị cưỡng chế, tháo dỡ" - Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.
 
Theo báo An Ninh Thủ Đô
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Top