Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Da Thuần Chay Từ Nước Dừa - Chất Liệu "Xanh" Của Ngành Thời Trang

02/12/2022 09:53

Nhận thấy những tác động tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang đến với môi trường, một công ty sản xuất nguyên vật liệu từ các chế phẩm sinh học tại Ấn Độ đã cho ra đời Malai - loại da thuần chay làm từ nước dừa. (theo vegandesignerbags.com)

Theo bộ phim tài liệu The True Cost (2015), thế giới đang tiêu thụ khoảng 80 tỷ sản phẩm quần áo mới mỗi năm, nhiều hơn 400% so với mức tiêu thụ của hai thập kỷ trước. Ngành thời trang đã vô tình trở thành một trong những tác nhân lớn nhất gây nên sự mất cân bằng sinh thái bởi những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc Châu Âu (UNECE), ngành công nghiệp thời trang sử dụng tới 93 tỉ mét khối nước trong một năm vì cần đến 2.700 lít nước để sản xuất một chiếc áo thun và 7.000 lít nước để tạo ra một cái quần jeans. Việc giặt quần áo thải ra 500.000 tấn sợi nhỏ vào đại dương mỗi năm, tương đương với 50 tỉ chai nhựa. Chính vì vậy, nhiều nhà thiết kế đã có những sáng tạo hết sức mới lạ để giữ cho ngành công nghiệp này ngày càng “xanh” và “bền vững” hơn. Từ bã mía, tơ sen, vỏ hàu, … tất cả đều được tận dụng để phát triển một xu hướng thời trang mới. Nước cũng không phải là ngoại lệ. Vegan Designer Bags, một trang web chuyên giới thiệu về các mẫu túi làm từ nguyên liệu “chay” đã đưa tin về Malai. Đây là sản phẩm da thuần chay làm từ nước dừa, được ra mắt như một chất liệu thay thế cho các loại vải được cho là có hại đối với môi trường hiện nay.

Da Thuần Chay Từ Nước Dừa - Chất Liệu "Xanh" Của Ngành Thời Trang
 - Ảnh 1.

NGÀNH THỜI TRANG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Thuộc top 10 ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nhất trên thế giới, sản xuất quần áo nói riêng và ngành thời trang nói chung đem đến nhiều hậu quả nặng nề cho thiên nhiên hơn chúng ta vẫn nghĩ. Theo Liên hợp quốc, ngành thời trang gây ra 10% lượng khí thải carbon toàn cầu, hơn cả lượng khí thải từ tất cả các chuyến bay quốc tế và hoạt động vận chuyển hàng hải cộng lại. Ví dụ như Trung Quốc, nơi được coi là công xưởng của thế giới do lợi thế dân số đông và chi phí nhân công rẻ, phần lớn các nhà máy may mặc chủ yếu sử dụng năng lượng nhiệt từ than đá. Việc vận tải quần áo cũng tạo thêm khí CO2 do đa phần các sản phẩm được vận chuyển bằng đường thủy và các tàu thuyền sử dụng loại dầu bunker, một nhiên liệu hóa thạch chứa nhiều sulfur gấp 1.800 lần so với nhiên liệu chạy ô tô.

Quy mô ngày càng bành trướng của ngành thời trang đã khiến cho ngành này có sức tàn phá khủng khiếp đối với môi trường sống. Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường do ngành dệt may gây ra, đặc biệt là ô nhiễm nước ở nhiều khu vực vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chỉ áp dụng các biện pháp xử lý nước thải thô sơ, thậm chí nhiều nhà máy may mặc còn xả thẳng các hóa chất chưa qua xử lý xuống sông, gây ra tình trạng ô nhiễm ở một nhóm các sông lớn trên thế giới. Các chất hóa học và kim loại nặng khiến cho nhiều đoạn sông lớn của các sông như Citarum ở Indonesia hay Châu Giang ở Trung Quốc ô nhiễm đến mức cá và các loại sinh vật khác không sống được. Không chỉ vậy, tình trạng ô nhiễm này còn ảnh hưởng cư dân của các vùng lân cận hay những người phụ thuộc nước sinh hoạt từ sông, hồ đó. Tỷ lệ người bị ung thư và mắc các bệnh khác cao hơn hẳn khi họ sống gần các sông ô nhiễm, đặc biệt là gần nguồn nước xả thải từ các nhà máy may mặc.

Trong sản xuất các loại da thông thường, toàn bộ vòng đời sản xuất da, từ chăn nuôi bò đến lột da và thuộc da ban đầu đến quá trình hoàn thiện, đều có những tác động tiêu cực đến môi trường. Hơn 400 loại hóa chất khác nhau được sử dụng trong chế biến da, hầu hết trong số đó là chất độc hại đối với môi trường như formaldehyde, dẫn xuất nhựa than đá, dầu và thuốc nhuộm. Ngoài ra, da cần một lượng nước và năng lượng đáng kể để sản xuất. Đây cũng là một trong những lí do mà da thuần chay ra đời.

“THỜI TRANG BỀN VỮNG” LÊN NGÔI

Nếu như Fast Fashion (tạm dịch: thời trang nhanh, chỉ những quần áo có thời gian sản xuất nhanh, giá thành rẻ và cũng nhanh “hết mốt”) được xem là ông vua trong việc gây nghiện với các tín đồ mua sắm, thì Sustainable fashion (thời trang bền vững) đang ngày một khẳng định vị trí của mình trong lòng giới mộ điệu. Đây được coi là xu thế của thời đại mới, đặc biệt trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng được chú trọng. Năm 2019, Adidas bắt đầu xu hướng nguyên liệu tái chế cho sneakers với dự án kết hợp cùng Parley để cho ra những mẫu giày làm từ rác thải biển. Nike cũng không nằm ngoài xu hướng khi cho ra mắt những thiết kế mang chất liệu tái chế từ da thừa với chất lượng không khác gì da cao cấp nhưng nhẹ hơn nhờ công nghệ Flyleather, sử dụng ít hơn 90% nước trong quá trình sản xuất và cắt giảm đến 80% tác hại của khí CO2 lên trái đất.

SỰ RA ĐỜI CỦA MALAI

Cùng với sự thay đổi trong tư duy cũng như nhận thức của những con người đang gắn bó với ngành thời trang, các vật liệu mới dần được sáng chế để thay thế cho các loại vải sợi tổng hợp có hại tới môi trường. Ở Ấn Độ, người ta thậm chí còn sử dụng cả nước dừa để tạo ra một loại da nhân tạo có tên gọi là Malai. Sản phẩm này được thiết kế bởi Malai Bio Materials. Đây là một studio nghiên cứu vật liệu có trụ sở tại Kerala, một bang của Ấn Độ, đồng sáng lập bởi một nhà nghiên cứu vật liệu tên là Zuzana Gombosova đến từ Slovakia và nhà thiết kế sản phẩm Susmith Suseelan đến từ Ấn Độ.

Trong bài phỏng vấn với trang Vegan Designer Bags, nhà nghiên cứu Zuzana chia sẻ rằng: “Cả hai chúng tôi đều cảm thấy ngột ngạt khi phải tiếp xúc với chất liệu nhựa hàng ngày. Chúng tôi đều có xu hướng làm việc với các vật liệu lành mạnh, tự nhiên và sử dụng trong các ứng dụng phù hợp. Cellulose vi khuẩn nói riêng đã là chủ đề nghiên cứu của tôi trong vài năm vào thời điểm chúng tôi gặp nhau”. Ngay sau khi gặp gỡ, hai nhà thiết kế đã bắt đầu thử nghiệm với cellulose vi khuẩn trong nước dừa. Và một thời gian ngắn sau đó, vào tháng Một năm 2017, họ bắt đầu cuộc hành trình mang tên Malai. Tháng Mười Một năm 2018, các sản phẩm làm từ Malai chính thức có mặt trên kệ trưng bày của Hội chợ thiết kế London.

Da thuần chay Malai được tạo ra bằng cách thu thập cùi dừa và nước dừa từ những người nông dân địa phương hoặc bị bỏ đi tại các nhà máy. Nước dừa sau đó được khử trùng sẽ biến thành một chất dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên để nuôi cấy vi khuẩn. Thông thường, khoảng 4000l nước dừa có thể sản xuất ra 320m2 vật liệu Malai , đây cũng là lượng nước dừa mà một cơ sở chế biến dừa nhỏ có thể sản xuất ra trong một ngày.

Da Thuần Chay Từ Nước Dừa - Chất Liệu "Xanh" Của Ngành Thời Trang
 - Ảnh 2.

Nước dừa sau quá trình lên men sẽ tạo ra một tấm thạch cellulose, sau đó được thu hoạch, tinh chế và cuối cùng được gia cố bằng sợi tự nhiên, nhựa và cao su. Quá trình tinh chỉnh này làm cho vật liệu trở nên linh hoạt và mềm dẻo hơn. Vật liệu tạo ra là các tấm da phẳng với nhiều độ dày và kết cấu khác nhau, hoặc được đúc liền mạch thành các cấu trúc 3D. Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất Malai là làm khô bằng không khí và làm mềm bằng cách áp dụng xử lý kháng nước nhẹ nhàng. Toàn bộ quy trình được thực hiện mà không sử dụng bất kỳ lớp phủ nhựa hoặc thành phần tổng hợp nào. Ngoài dừa, studio này cũng sử dụng thân chuối, xơ dứa (xơ sisal) và xơ gai dầu trong các sản phẩm của họ.

Ưu điểm của da thuần chay là được làm hữu cơ nên hoàn toàn không gây kích ứng với người sử dụng. Vật liệu này có trải qua các quy trình sản xuất giống như da động vật như may, khâu, hoặc cắt laser. Các sản phẩm Malai có độ bền trong khoảng từ 4-8 năm và có thể được sử dụng như phân bón khi chúng đã hết vòng đời.

Cũng trong bài phỏng vấn cùng Vegan Designer Bags, bà Zuzana - người đã nghiên cứu ra Malai cho biết: "Chúng tôi vẫn đang tinh chỉnh một số đặc tính của Malai như sức mạnh, độ bền và độ hoàn thiện, do đó, điều quan trọng là chúng tôi phải nhận được phản hồi tốt từ các nhà sản xuất và nhà sản xuất đã thử nó. Hiện tại, thách thức lớn nhất là có được vòng tài trợ tiếp theo cho phép chúng tôi mở rộng quy mô sản xuất và thiết lập chuỗi cung ứng phát triển tốt." 

Sản phẩm da thuần chay làm từ nước dừa đã được trưng bày trên các sàn diễn thời trang và triển lãm công nghiệp lớn. Đây đồng thời là cơ hội để Malai phát triển thành thương hiệu và trở thành nhãn hàng được Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật PETA chấp thuận. Bên cạnh đó, studio thiết kế cũng đã giành được một số giải thưởng như Elle Décor Design Award, Grand Czech Design, và Circular Design Challenge. Các sản phẩm làm từ Malai hiện cũng được phân phối và cung cấp cho các thương hiệu như Riti ở Ấn Độ, Ethical Living ở Anh và Lucky Nelly ở Đức.

Tác giả:
Duy Uyên
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024

Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024

Chiều 7/11, các doanh nghiệp ngành Nước đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có phần giới thiệu, trình bày về các công nghệ thiết bị tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vietnam Water Week 2024 khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ

Vietnam Water Week 2024 khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ

Sau ba ngày diễn ra, sự kiện Vietnam Water Week (VWW) 2024 đã chính thức khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Cũng trong buổi lễ bế mạc, lãnh đạo VWSA cũng bày tỏ niềm vui khi sự kiện VWW năm nay được báo chí, truyền thông và các tổ chức quốc tế đánh giá cao

Diễn đàn 11/11/2024
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành Nước, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục nước Đài Bắc (TWD), giai đoạn 2024 – 2027.

Quốc tế 06/11/2024
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024

Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024

Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.

Diễn đàn 06/11/2024
Chế độ ăn nhanh của người Mỹ đang làm quá tải nguồn nước ngầm

Chế độ ăn nhanh của người Mỹ đang làm quá tải nguồn nước ngầm

Chế độ ăn nhanh với nhiều thịt gà, pho mát đang dần trở nên phổ biến hơn trên toàn nước Mỹ. Điều này tạo ra sự thay đổi lớn đối với nền nông nghiệp xứ cờ hoa và tạo ra sức ép lớn cho nguồn nước ngầm quý giá trong cả nước.

Quốc tế 04/11/2024
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế - “chìa khóa” cho sự phát triển ngành Nước tại Việt Nam

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế - “chìa khóa” cho sự phát triển ngành Nước tại Việt Nam

Ba quý đầu năm 2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón và làm việc với các tổ chức, đơn vị ngành Nước đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là tín hiệu cho thấy nhiều triển vọng hợp tác với những dự án và hoạt động phát triển ngành Nước.

Quốc tế 04/11/2024
Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)

Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)

Đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Phó Viện trưởng Viện CTN&MT Hạ Thúy Hạnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024) từ ngày 23 đến 25/10 tại Boracay (Philippines).

Quốc tế 25/10/2024
Nhiều kỳ vọng mới dành cho Vietnam Water Week 2024

Nhiều kỳ vọng mới dành cho Vietnam Water Week 2024

Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024, sự kiện tâm điểm hàng năm và là ngày hội của những người công tác trong ngành Cấp Thoát nước tại Việt Nam. Sự kiện Vietnam Water Week năm nay hứa hẹn có nhiều điểm nổi bật cũng như những kỳ vọng mới.

Diễn đàn 25/10/2024
Top