
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNghiên cứu có sự hợp tác của nhóm các nhà khoa học Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) với Đại học Southampton (Anh) để tìm hiểu những thay đổi của hải lưu Nam Đại Dương có tác động như thế nào đối với các dải băng.
Hiện Bán đảo Nam Cực là nơi đang nóng lên nhanh nhất thế giới, với nhiệt độ trung bình tăng gần 3 độ C trong vòng 50 năm qua. (Nguồn: hindustantimes.com)
Các nhà khoa học phát hiện rằng sự thay đổi của gió Tây trên Nam Đại Dương trong nhiều thập kỷ đã thúc đẩy sự dịch chuyển cực của phần phía Nam Dòng hải lưu Nam Cực, đồng nghĩa với việc nước ấm hơn đang đổ về Nam Cực.
Điều này khiến nhiệt độ ở ngoài khơi Ấn Độ Dương, từ lưu vực Aurora của Đông Nam Cực, tăng khoảng 2-3 độ C kể từ nửa đầu thế kỷ 20. Lưu vực Aurora của Đông Nam Cực phần lớn nằm dưới mực nước biển, nên dễ bị sự mất ổn định của các tảng băng biển tác động.
Tác giả của nghiên cứu, bà Laura Herraiz-Borreguero chia sẻ, những phát hiện này sẽ giúp lý giải thêm phần nào về cơ chế thúc đẩy EAIS tan chảy. Các tảng băng được hình thành từ sự tích tụ tuyết trên đất liền qua thời gian, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khí hậu toàn cầu. Do đó, hiểu biết về nguyên nhân khiến quá trình băng tan diễn ra nhanh chóng sẽ là cơ sở cho những giải pháp về môi trường.
Thực tế, mực nước biển tại lưu vực này có khả năng dâng cao 5,1 m, trong khi tình trạng khối lượng lớn băng tan chảy đang khiến mực nước biển tại Đông Nam Cực dâng nhanh hơn.
Bà Herraiz-Borreguero cho biết, hạn chế nhiệt độ của Trái Đất tăng dưới 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp là cách tốt nhất để giữ cho lớp băng Nam Cực ở trong tình trạng ổn định, đồng thời giúp giảm tốc quá trình mực nước biển dâng.
Điều này cũng sẽ tạo điều kiện cho việc thích nghi trong các hệ thống sinh thái và con người của các đảo nhỏ, vùng đất trũng ven biển và đồng bằng.
Lợi dụng chương trình truyền thông khuyến khích người dân cài đặt ứng dụng Chăm sóc khách hàng SAWACO (SAWACO CSKH), một số đối tượng với mục đích xấu đã thực hiện thủ đoạn lừa đảo tinh vi để thực hiện hành vi phạm pháp.
Sau những mô hình hợp tác thành công trước đây, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiếp tục là cầu nối trong mối quan hệ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) và Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh.
Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.
Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển vừa qua, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) luôn cam kết phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh nguồn nước cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo đảm cung cấp nước sạch an toàn, liên tục phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đại lễ Vesak năm 2025.
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Từ ngày 7 đến 14/4/2025, thay mặt Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp đã có chuyến công tác ra thăm, động viên, tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Diễn ra tại Thanh Hóa, Hội nghị BCH Chi hội Cấp thoát nước miền Bắc lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chuyên môn và phát triển bền vững của ngành Cấp Thoát nước (CTN) khu vực miền Bắc.