
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCác nhà nghiên cứu thuộc Environmental Working Group (EWG) đã tính toán rằng ăn một con cá một năm tương đương với việc uống nước có PFOS ở mức 48 phần nghìn tỷ (ppt) trong một tháng, bản tin ngày 17/1 của Smart Water Magazine cho hay.
PFAS được tìm thấy ở mức cao trong cá nước ngọt. (Ảnh: Smart Water Magazine)
EWG nhận thấy lượng PFAS trung bình trong cá nước ngọt lớn hơn 280 lần so với hóa chất vĩnh viễn được phát hiện trong một số loài cá được đánh bắt và bán thương mại.
Dữ liệu thử nghiệm từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho thấy tiêu thụ một bữa cá nước ngọt có thể dẫn đến phơi nhiễm PFAS tương tự như ăn cá mua ở cửa hàng mỗi ngày trong một năm.
"Hóa chất vĩnh cửu" được tìm thấy ở nồng độ lớn nhất trong cá nước ngọt là PFOS, là một thành phần trong Scotchgard, chiếm trung bình khoảng 3/4 trong tổng số PFAS được phát hiện.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 500 mẫu phi lê cá thu thập ở Hoa Kỳ từ 2013 đến 2015 theo các chương trình giám sát của EPA, Đánh giá Sông ngòi Quốc gia và Nghiên cứu Mô Phi lê Cá đối với Sức khỏe Con người của Great Lakes. Mức trung bình của tổng PFAS trong phi lê cá là 9.500 nanogam/kg, với mức trung bình là 11.800 nanogam/kg ở Ngũ Đại Hồ.
Điều này mang lại tác động tiêu cực tới thương mại, khi các cộng đồng dân cư phụ thuộc vào việc đánh bắt cá để kiếm sống chịu tổn hại nặng nề; và tới sức khỏe người dân, bởi cá nước ngọt là nguồn cung cấp protein dồi dào.
Scotchgard là một thương hiệu sản phẩm của 3M, một chất chống thấm nước lâu bền và vết bẩn được sử dụng cho vải, đồ nội thất và thảm để bảo vệ chúng khỏi vết bẩn. Các sản phẩm của Scotchgard thường dựa vào hóa chất flo hữu cơ làm thành phần hoạt chất chính cùng với dung môi chưng cất dầu mỏ. |
Ngày 26/6/2025 Công ty CP - Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã long trọng khởi động dự án Nhà máy điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải BIWASE E.T.S phường Chánh Phú Hoà, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Ngày 11/6/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Hội thảo giới thiệu Mạng lưới NewIBNET tới các doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam, khởi động chương trình thí điểm chia sẻ dữ liệu hiệu suất ngành Nước đầu tiên tại Việt Nam.
Để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước an toàn, liên tục đến hơn 10 triệu dân tại TP.HCM và nâng cao chất lượng dịch vụ, SAWACO đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát mạng lưới, chăm sóc khách hàng và vận hành hệ thống cấp nước thông minh.
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.
Ngày 9/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, giai đoạn 2016 - 2025 và Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).
Từ ngày 4/6 đến 6/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia (NECC), Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải (WieTec 2025). Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự sự kiện.
Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) đang tích cực chuyển đổi số nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của người dân, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).