
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCác đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long tập trung từ 18-25/3/2023; tại các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ 18-25/3/2023 và 17-23/4/2023, bản tin TTXVN đăng ngày 20/2 dẫn dự báo của Phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay.
Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) mùa khô 2022-2023 ở mức tương đương trung bình nhiều năm. ĐBSCL là vựa lúa của cả nước, sản xuất tới 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Từ ngày 21-24/2, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục tăng, sau đó giảm, độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 2/2022, bản tin dẫn lời ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cho biết.
Cống thủy lợi Cái Bé (Kiên Giang) chủ động điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô 2023. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Từ ngày 20-28/2, chiều sâu ranh mặn 1% có khả năng như sau: Phạm vi xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 65-70 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 50-55 km; sông Hàm Luông, Cổ Chiên là 60-65 km; sông Hậu là 55-60 km; sông Cái Lớn là 25-30 km.
Chiều sâu ranh mặn 4% trong thời kỳ này (20-28/2) có khả năng như sau: Phạm vi xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 50-60 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 40-48 km; sông Hàm Luông, Cổ Chiên là 50-56km; sông Hậu là 40-45 km; sông Cái Lớn là 20-25 km.
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Các địa phương ở ĐBSCL cần cập nhật thông tin xâm nhập mặn kịp thời, tranh thủ tích trữ nước ngọt phục vụ nông nghiệp và dân sinh cùng với chuẩn bị các phương án, biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.
Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức “Hội diễn nghệ thuật quần chúng” với mong muốn thúc đẩy phong trào văn hoá doanh nghiệp cũng như nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể CBCNV.
Ngày 29/3/2025, tại Phú Thọ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ I năm 2025 nhiệm kỳ VI (2020 - 2025).
Ngày 28/3/2025, tại Công ty CP Cấp nước Phú Thọ, Hội nghị lần thứ nhất năm 2025 của Câu lạc bộ (CLB) lãnh đạo nữ ngành nước Việt Nam với chủ đề "AI trong ứng dụng và quản lý" đã được tổ chức.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Ngày 26/3, Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch, nghị quyết tăng trưởng “2 con số” lấy “Sản xuất xanh - Kinh tế tuần hoàn” làm chiến lược đột phá.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Ngày 11/3/2025, Công ty CP Cấp Thoát nước Khánh Hòa phát thông báo cảnh báo về tình trạng mạo danh nhân viên để lừa đảo khách hàng.
Tại TP.HCM vừa diễn ra hội thảo giới thiệu ống nhựa PVC-O, do Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam, Tập đoàn Molecor (Tây Ban Nha) và Tập Đoàn Bình Minh Việt phối hợp tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 50 đại biểu đến từ các công ty cấp thoát nước hàng đầu phía Nam như SAWACO, BIWASE, BWACO, Cấp nước Long An, Cần Thơ, Bến Tre,...
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.