Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Việt Nam ứng phó với sụt giảm nước ngầm

Chừng nửa tháng đến ba tuần, ông Vũ Mạnh Hùng ở xã Tân Minh, ngoại thành Hà Nội, lại phải thau rửa téc nước một lần vì nước từ giếng khoan dùng cho sinh hoạt rất bẩn.

Một số hộ dân ở Tân Minh đã xây bể lọc, song cùng lắm hai tháng là phải vệ sinh, thay 5 lớp lọc gồm xốp, gạch, cát và đá cuội, bởi nước lọc rồi vẫn có mùi tanh, sau một thời gian có vẩn cát lắng xuống, ông Hùng nói với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Trường hợp phải sống chung với nguồn nước ngầm bị ô nhiễm của ông Hùng và hàng trăm người dân xã Tân Minh cách trung tâm Thủ đô hơn 30 km về phía Bắc chỉ là một trong nhiều ví dụ về tác động do chất lượng sụt giảm của nước ngầm ở Việt Nam, một phần do mở rộng khai thác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt.

“Ở Việt Nam, theo thống kê, bình quân trong vòng 50 năm qua, nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất đã tăng gấp ba lần”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Minh Khuyến nói với TTXVN.

Ở Hà Nội, thành phố có gần 9 triệu dân, nguồn cung cấp từ nước ngầm ước tính đáp ứng khoảng 70% nhu cầu kinh doanh sản xuất và sinh hoạt, TTXVN nêu trong một bản tin ngày 3/4/2022. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước, ước có tới hơn nửa số doanh nghiệp sử dụng nước ngầm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với số dân đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 50 năm qua lên gần 100 triệu, đạt bình quân gần 6% trong giai đoạn 2016-2020, nhanh hơn đôi chút so với tốc độ bình quân 5,91% của năm năm trước đó, theo Tổng cục Thống kê.

Nguy cơ cạn kiệt

Nước không phải nguồn tài nguyên bất tận. Chọn nước ngầm, một tên gọi khác của ‘nước dưới đất’ (groundwater), là chủ đề cho Ngày Nước Thế giới năm nay, Liên Hiệp Quốc muốn chuyển tải thông điệp rằng tuy nước ngầm không nhìn thấy được, tác động của nó lại được thấy ở mọi nơi, và rằng khi tác động của biến đổi khí hậu ngày một xấu đi, các nguy cơ xảy đến với nước ngầm cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những mối đe dọa lớn tới nguồn tài nguyên này gồm có ô nhiễm do nước thải, rác thải từ hoạt động sản xuất và kinh doanh ở các đô thị lớn và khu công nghiệp, sụt lún cộng với nước biển dâng dẫn đến ngập mặn ngày một tiến xa hơn vào khu vực đất canh tác tại các vùng duyên hải. 

Bên cạnh đó, trái đất nóng lên, khô hạn diễn ra thường xuyên hơn cũng khiến suy giảm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước ngầm.

Những năm 2016, 2020 khi khô hạn xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long việc thiếu nước trở nên gay gắt hơn, theo ông Nguyễn Minh Khuyến.

Giải pháp ứng phó

Ông Nguyễn Minh Khuyến nói để đảm bảo an ninh tài nguyên nước, đủ nước cho sinh hoạt, sản xuất, môi trường, phòng tránh rủi ro do nước gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong đề án trình Chính phủ về an ninh tài nguyên nước quốc gia đến năm 2045 đã nêu 9 giải pháp liên quan đến chính sách, vận hành khai thác, đầu tư và bảo vệ nguồn nước.

Trong những giải pháp ngắn hạn, để đảm bảo nguồn nước cho vùng thiếu nước, xâm nhập mặn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Cố vấn Nghiên cứu Khoa học Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, khuyến nghị những địa phương có nhu cầu tiêu thụ nước cao như đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm cần giảm khai thác ít nhất 1% mỗi năm.

Các khu vực ven biển cần lập và phổ biến quy hoạch khai thác để giảm tốc độ xâm nhập mặn, trong khi đó khối tư nhân cần được nhà nước khuyến khích đầu tư công trình cấp nước và kinh doanh nước sạch, ông Lê Anh Tuấn chia sẻ với phóng viên TTXVN.

Bên cạnh đó, ông Lê Anh Tuấn gợi ý áp dụng kỹ thuật bổ cập nước ngầm nhân tạo bằng cách bơm nén nước ngọt lấy từ nước mưa, nước lũ, nước sông sạch xuống các vỉa nước nhằm dần dần phục hồi trữ lượng.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chính quyền các tỉnh đã đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch quy mô lớn, vận hành giếng dự phòng cấp nước cho các nhà máy nước, xây các công trình thủy lợi phòng, chống hạn hán diện rộng và xâm nhập mặn trong mùa khô 2021-2022.

Đa dạng nguồn lực

Việc mở rộng nguồn lực hướng tới doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển khai thác và kinh doanh nước là một quá trình không dễ dàng.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Quang Huân, đại diện Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, nhận định doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với chính sách không đồng bộ, việc thực thi chính sách không triệt để, trong khi doanh nghiệp khó tiếp cận vốn hay công nghệ mới. 

Ông khuyến nghị các địa phương phải duy trì ổn định quy hoạch để không phá vỡ thị trường nước, giúp khối tư nhân yên tâm tham gia đầu tư vào lĩnh vực nước sạch đô thị, 

Việt Nam ứng phó với sụt giảm nước ngầm - Ảnh 1.

Phó Cục trưởng Nguyễn Minh Khuyến nhận định hiện tại việc xã hội hóa đầu tư ngành nước đang ở mức thấp. Chính phủ đã lập các chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, song các quy định nêu trên chưa đủ để triển khai xã hội hóa ngành nước.

Ở góc độ quản lý vĩ mô, Chính phủ đang tiếp tục sửa đổi khung pháp lý, trong đó có Luật tài nguyên nước, chú trọng bổ sung các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên nước dưới đất, Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Minh Khuyến trong một bài đăng cuối tháng 3, 2022.

Từ phía chính quyền, các giải pháp bao gồm ban hành danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất; thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước quốc gia, đảm bảo lượng khai thác không vượt quá trữ lượng của nước dưới đất, ông Nguyễn Minh Khuyến chia sẻ.

Bên cạnh vai trò của nhà nước và doanh nghiệp, cộng đồng cũng là nguồn tạo động lực bảo vệ nguồn nước bởi cộng đồng hành động vì lợi ích cho chính mình. 

Ngược lại, mỗi người có hành động nhỏ, chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm là bảo vệ sức khỏe, bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. 

Nhân Ngày Nước Thế giới 2022, Liên Hiệp Quốc đã phát lời kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng, cùng hưởng ứng bằng những hành động cụ thể khi sử dụng nguồn nước ngầm. 

“Chúng ta cần phải hành động cùng nhau để quản lý bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Nước ngầm có thể nằm ngoài tầm mắt, song không thể nằm ngoài tâm trí của chúng ta,” trang web của Liên Hiệp Quốc dành riêng cho Ngày Nước Thế Giới nêu rõ. 

Tác giả:
Hồng Giang và TTXVN
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn

Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn

Nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về nguồn nước dưới đất và hỗ trợ quyết định quản lý nước phù hợp với phát triển bền vững tại Bình Thuận.

Hợp tác giữa Ngân hàng ADB và VWSA: Xác định khoảng trống và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành Nước

Hợp tác giữa Ngân hàng ADB và VWSA: Xác định khoảng trống và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành Nước

Theo chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tỷ lệ lao động nữ tham gia làm việc và lãnh đạo doanh nghiệp ngành Nước, đưa ra các quyết định quan trọng chiếm chưa đến 17%. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò nữ giới trong các hoạt động ngành Nước, lấp đầy khoảng trống về bình đẳng giới.

Tiếp cận phương pháp đổi mới trong đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới trong đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam

Nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan để đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững tác giả đưa ra một đề xuất cụ thể.

Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nỗ lực phục hồi sau siêu bão

Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nỗ lực phục hồi sau siêu bão

Bão YAGI đi qua để lại hậu quả nặng nề cho hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh. Điện, nước và hệ thống viễn thông gần như bị tê liệt. Sau cơn bão, các CBCNV Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh (QUAWACO) đã không quản ngày đêm, ra sức phục hồi hệ thống cấp nước, phòng ngừa dịch bệnh sau khi lũ rút.

Doanh nghiệp 13/09/2024
Đào tạo nhân lực lĩnh vực Thoát nước trong bối cảnh mới

Đào tạo nhân lực lĩnh vực Thoát nước trong bối cảnh mới

Sáng 12/9/2024, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) Hạ Thanh Hằng đã có buổi làm việc với bà Maria Zandt, Phó Giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (TVET) nhằm trao đổi về các hoạt động hợp tác đào tạo nhân lực lĩnh vực Thoát nước trong thời gian tới.

Hơn 10.000 tỷ đồng sắp được đầu tư cho các dự án nước sạch và môi trường

Hơn 10.000 tỷ đồng sắp được đầu tư cho các dự án nước sạch và môi trường

Ngày 6/9/2024, dưới sự chứng kiến của ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương; ông Đào Quang Trường, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); lãnh đạo BIWASE và VDB đã ký Thoả thuận hợp tác tài trợ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước cho các dự án bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước chủ động ứng phó cơn bão số 3 YAGI

Doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước chủ động ứng phó cơn bão số 3 YAGI

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cơn bão số 3 YAGI là cơn bão mạnh nhất đi vào vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây. Để giảm thiểu được tối đa những hệ lụy, sự tàn phá mà cơn bão gây ra, các doanh nghiệp ngành Cấp Thoát nước (CTN) đã chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời.

Đoàn lãnh đạo ADB thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương

Đoàn lãnh đạo ADB thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương

Ngày 16/8/2024, đoàn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do bà Charlotte Justine Diokno Sicat, Giám đốc Điều hành làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương. Đoàn đã đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, thăm Khu liên hợp xử lý chất thải và Nhà máy đốt rác phát điện BIWASE .

Doanh nghiệp 17/08/2024
Chuyên gia JICA khuyến nghị chính sách phòng, chống ngập úng đô thị tại Việt Nam

Chuyên gia JICA khuyến nghị chính sách phòng, chống ngập úng đô thị tại Việt Nam

Theo chuyên gia JICA, để phòng chống hiệu quả tình trạng ngập úng đô thị, Việt Nam cần cần có quy hoạch thoát nước tổng thể dài hạn hoặc kế hoạch thực hiện trung hạn và quản lý hạ tầng hiệu quả.

Top