
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtKết quả phân tích mẫu nước thải thu được từ hai hộ chăn nuôi trên đều có ba thông số vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, Cổng Thông tin điện tử Công an tỉnh Hải Dương đưa tin ngày 29/1/2023.
Theo đó, Công an huyện Nam Sách đã ra quyết định xử phạt với số tiền 1,2 triệu đồng mỗi hộ và buộc hai hộ thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trường hợp vi phạm ở huyện Nam Sách nằm trong rất nhiều ví dụ về tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang ngày càng trở nên nghiêm trọng do một số lượng lớn các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, công tác quản lý và áp dụng công nghệ ở Việt Nam chưa phù hợp.
Tới cuối 2022, toàn quốc có gần 30 triệu con lợn, 9 triệu gia súc và trên 530 triệu gia cầm, số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NN&PTNT) cho hay.
Lượng phát thải từ chăn nuôi hàng năm rất lớn, gồm 62,2 triệu tấn chất thải rắn và 303,5 triệu tấn chất thải lỏng, Tiến sĩ Võ Trọng Thành, đại diện Cục Chăn nuôi, công bố tại Diễn đàn “Kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi: Cơ hội và thách thức” tổ chức trực tuyến ngày 21/3/2023 vừa qua.
Tại nông hộ, 72% lượng chất thải chăn nuôi đã được xử lý, còn ở trang trại tỷ lệ này là 95%, ông Thành nêu trong bài phát biểu.
Các trang trại sử dụng quá nhiều nước trong mô hình chăn nuôi, đồng thời công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế sản xuất là các nguyên nhân khiến ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi vẫn chưa được xử lý, TS. Nguyễn Thế Hinh, đại diện Ban Quản lý Các dự án Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) nhận định.
Thực tế cho thấy, các trang trại chăn nuôi được xây dựng theo quy trình sử dụng ít nước mang lại hiệu quả cao hơn trong việc thu gom chất thải của động vật để làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn từ các trang trại nuôi gà hầu như được tiêu thụ hết cho mục đích trồng rau, hoa, cây cảnh. Chất thải từ chăn nuôi gia súc sử dụng ít nước cũng dễ dàng thu gom để phục vụ trồng cây công nghiệp.
Bên cạnh đó, những mô hình chăn nuôi lợn thịt hay bò sữa sử dụng nhiều nước theo quy trình thâm canh quy mô lớn mới là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường do chất thải lỏng từ các trang trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp xuống nguồn nước.
Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng ô nhiễm là do công tác quản lý môi trường hiện nay chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tế sản xuất, ông Nguyễn Thế Hinh viết trong một báo cáo đăng tại Tạp chí Môi trường.
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 40:2011/BTNMT trước kia và QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện nay đều quá cao so với khả năng ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng do không có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả.
Một trong những giải pháp được người dân sử dụng trong những năm trở lại đây là công nghệ khí sinh học. Ứng dụng của công nghệ này giúp người dân xử lý nguồn chất thải trong chăn nuôi, tránh các bệnh truyền nhiễm, đồng thời tạo nguồn khí đốt phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình.
Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ này trong thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập.
Đối với các công trình khí sinh học quy mô nhỏ, hiện tượng quá tải công suất xử lý (quy mô chăn nuôi thay đổi thường xuyên trong khi dung tích của hầm là cố định) dẫn tới khí ga thừa không sử dụng hết, xả trực tiếp ra môi trường là nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường.
Đối với chăn nuôi quy mô trang trại, công nghệ khí sinh học chưa thực sự đem lại lợi ích về kinh tế nên hầu như các công trình này không được chủ đầu tư quan tâm vận hành.
Khó khăn trong việc đáp ứng quy định xả thải cùng với tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế nên các biện pháp xử lý môi trường của các trang trại còn mang tính chất đối phó, việc quản lý và xử phạt của cơ quan chức năng còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe dẫn tới chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm.
Các đề xuất
Đến năm 2050 Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường, theo tầm nhìn trong “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” được Chính phủ phê duyệt tháng 1/2022.
Riêng về phát triển chăn nuôi tới 2030, mục tiêu là “90% lượng chất thải từ chăn nuôi được thu gom, xử lý, tận dụng làm phân bón hữu cơ; bón, tưới cho cây trồng” cũng như tận dụng cho các mục đích hiệu quả khác, ông Võ Trọng Thành nêu trong diễn đàn trực tuyến hôm 21/3.
Để đạt được những mục tiêu này, ông Thành đề xuất nhóm 4 giải pháp chính nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn, bất cập hiện tại để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi, gắn liền với công tác bảo vệ vệ sinh môi trường.
Một là, hoàn thiện cơ chế chính sách về công tác tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi trong nông nghiệp; Khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh từng bước thay thế cho phân bón hóa học; Xây dựng chính sách về giá điện sản xuất từ khí sinh học để các cơ sở chăn nuôi lớn khai thác hiệu quả nguồn chất thải dư thừa, bán ra thị trường.
Hai là, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ ứng dụng trong chăn nuôi; Tăng cường chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn; Khuyến khích nghiên cứu phát triển các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ mới để đảm bảo phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp.
Ba là, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng các nội dung, chương trình đào tạo liên quan đến công nghệ chế biến phụ phẩm, phân bón hữu cơ trong chăn nuôi; Đồng thời, lồng ghép các chương trình khuyến nông, tập huấn kỹ thuật tái chế, tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong chăn nuôi nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng.
Bốn là, nghiên cứu, triển khai các dự án ưu tiên, quy mô lớn nhằm sản xuất phân bón hữu cơ, khí sinh học từ chất thải chăn nuôi lợn/bò/gà đáp ứng nhu cầu đầu vào của thị trường trong nước và quốc tế.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP.HCM về đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh, rạch, bố trí tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nạo vét, cải tạo sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố với tổng mức kinh phí dự kiến 221.372 tỷ đồng.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.