
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtỞ sâu trong lòng đá, trong môi trường không có oxy, xuất hiện các vi khuẩn hỗ trợ cho quá trình biến uranium "thành đá", bài đăng ngày 26/4 trên trang khoa học Smart Water Magazine cho hay.
Phát hiện này có thể là một công cụ quan trọng để ức chế sự phát tán uranium độc hại trong nước ngầm.
Uranium là một nguyên tố phóng xạ xuất hiện tự nhiên trong đá nền và có hại cho con người và hệ sinh thái. Tiếp xúc với Uranium qua nước uống, ví dụ như từ giếng khoan trong nền đá, có thể ảnh hưởng đến thận và sinh sản, cũng như gây tổn thương DNA.
"Nước uống giàu uranium là một vấn đề sức khỏe toàn cầu lớn, làm cách nào để ức chế sự lan truyền của uranium trong nước ngầm là một chủ đề rất được quan tâm", Phó Giáo sư Khoa học Môi trường Henrik Drake ở đại học Linnaeus (Thụy Điển), đồng thời là tác giả cấp cao của nghiên cứu, cho biết.
Thí nghiệm kéo dài 17 năm. (Ảnh: Linnaeus University)
Trong một thí nghiệm kéo dài 17 năm, nhóm các nhà nghiên cứu đã khám phá các lỗ khoan sâu được khoan vào nền đá và xác định các khoáng chất chứa một lượng lớn uranium. Họ phát hiện các vi khuẩn sống trong môi trường không có oxy là chìa khóa của quá trình này.
Các vi khuẩn tạo ra các chất giúp biến đổi uranium để nó dễ dàng kết hợp với khoáng chất hơn. Bể chứa này giúp ổn định uranium và hạn chế chúng di chuyển cùng nước ngầm.
Ivan Pidchenko, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Linnaeus, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, giải thích về phát hiện này: "Các phát hiện cho thấy vi khuẩn xuất hiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc loại bỏ uranium. Các vi khuẩn góp phần hình thành các bể chứa các nguyên tố độc hại trong môi trường dưới bề mặt. Quá trình này có tiềm năng lớn để ngăn chặn sự lây lan của các yếu tố nguy hiểm trong môi trường".
Các kết quả nghiên cứu có vai trò rất quan trọng đối với việc khắc phục nước ngầm bị ô nhiễm, cũng như đối với các kho chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
"Uranium là thành phần chính trong nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ được lắng đọng trong kho lưu trữ địa chất lâu dài tại các hệ thống đá nền sâu. Phát hiện của chúng tôi là một viên gạch bổ sung cho nền tảng đánh giá an toàn lâu dài của các kho chứa nhiên liệu hạt nhân có kế hoạch xây dựng ở Thụy Điển và các nơi khác", Pidchenko cho biết.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.