Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ

07/03/2024 10:04

Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc đang phải "đau đầu" giải quyết vấn đề thoát nước đô thị sau ngập lụt thì cách đây 4.000 năm, cha ông của họ đã "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng phương pháp ít ai ngờ.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được một số ống thoát nước bằng gốm tại một địa điểm thời kỳ đồ đá mới của Văn hóa Long Sơn có niên đại hơn 4.000 năm và tin rằng chúng tạo thành hệ thống thoát nước đô thị sớm nhất và hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc.

Hệ thống thoát nước thành phố đã được khai quật trong tàn tích thành phố cổ Pinliangtai ở tỉnh Hà Nam, miền Trung của Trung Quốc. Đây là nơi sinh sống của khoảng 500 người trong thời kỳ Đồ Đá Mới với những bức tường bảo vệ và hào xây xung quanh.

4.000 năm trước, nơi đây có sự thay đổi khí hậu lớn theo mùa. Gió mùa vào mùa hè có thể trút lượng nước mưa tới 45 cm xuống khu vực này mỗi tháng. Với lượng mưa này, kiểm soát nước lũ rất quan trọng với Pinliangtai.

Người Pinliangtai đã xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước hai tầng để giúp điều tiết lượng nước quá lớn trong mùa mưa. Các tuyến mương thoát nước đơn giản nhưng phối hợp với nhau hiệu quả. Chúng chạy song song với các dãy nhà để dẫn nước từ khu dân cư vào những ống thoát nước bằng gốm. Những ống này sau đó đưa nước xuống con hào bao quanh, cách xa khu dân cư.

Các ống dẫn nước bằng gốm cũng thể hiện trình độ kỹ thuật tiên tiến cách đây 4.000 năm. Chúng có nhiều kiểu trang trí và phong cách khác nhau, nhưng mỗi đoạn ống đều có đường kính khoảng 20 - 30 cm và dài 30 - 40 cm. Nhiều đoạn được cài vào nhau để vận chuyển nước qua quãng đường dài. Nhóm nghiên cứu cho biết, đây là hệ thống ống nước bằng gốm hoàn chỉnh và cổ xưa nhất từng ghi nhận ở Trung Quốc.

Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ- Ảnh 1.

Các ống thoát nước bằng gốm được khai quật từ di chỉ Pingliangtai. Ảnh: Handout

Điều đặc biệt là, khi các nhà nghiên cứu đang xem xét hệ thống thoát nước cổ đại này, họ đã phát hiện ra bằng chứng mới về khía cạnh tập thể đối với một nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới.

Nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc và Anh cho biết, người Pingliangtai ở thành phố cổ cùng tên là một phần của xã hội "quản trị xã hội tập thể" chứ không phải là một hệ thống phân cấp tập trung khi họ tạo ra hệ thống quản lý nước bằng gốm 4.000 năm trước ở tỉnh Hà Nam, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Water.

Zhuang Yijie, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học UCL (Anh) cho biết: "Việc xây dựng và bảo trì hệ thống thoát nước và các cơ sở công cộng khác được vận hành trong một cấu trúc xã hội tập thể, khác với cấu trúc quyền lực hình kim tự tháp mà chúng ta quen thuộc hơn".

Thành phố cổ Pingliangtai được quy hoạch theo hình vuông, xây dựng trên một nền cao 5 mét, diện tích khoảng 50.000 mét vuông, và có chiều dài 185 mét.

Trước đó, năm 2020, các nhà khảo cổ đã khai quật một số ống thoát nước bằng gốm và dần dần phát hiện tại đây có hệ thống thoát nước đô thị cổ hoàn chỉnh, lâu đời nhất.

Hệ thống thoát nước hơn 4.000 năm tuổi

Các nhà nghiên cứu cho biết các lõi trầm tích chỉ ra rằng trước khi Pingliangtai và các khu định cư khác được xây dựng, khu vực này bằng phẳng, trũng thấp và bị ngập lụt theo định kỳ.

photo-1

Toàn cảnh tàn tích thành phố cổ Pingliangtai ở Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, miền Trung của Trung Quốc. Ảnh: Xinhuanet

Họ cho biết những trận mưa lớn vào mùa hè có thể đổ hơn 500mm mỗi tháng xuống khu vực này, gây thiệt hại lớn cho các cộng đồng.

Để giảm thiểu lũ lụt trong mùa mưa, người dân thành cổ Pinliangtai đã phát triển một hệ thống thoát nước hai tầng.

Tầng đầu tiên là một loạt các rãnh thoát nước chạy song song với các ngôi nhà và giúp chuyển hướng nước từ khu dân cư.

Tầng thứ hai bao gồm một số lượng lớn các ống thoát nước bằng gốm, là công trình được "lập kế hoạch cẩn thận và nỗ lực lớn từ các nhóm làm việc khác nhau của toàn bộ cộng đồng".

photo-1

Hệ thống thoát nước độc đáo của người dân Pinliangtai. Ảnh: Xinhua

Hệ thống cổ này đặc biệt hiệu quả trong việc chuyển hướng nước trong những cơn mưa mùa hè xối xả.

Ông Zhuang cho biết, hệ thống nước ở Pingliangtai là sự kết hợp được quy hoạch bài bản giữa mương và cống. Chúng là sản phẩm của "sức mạnh tập thể".

Ông cho biết: "Các con mương thu và xả nước thải theo thời gian và chi phí lao động tương đối thấp; trong khi ống thoát nước bằng gốm đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn nhưng có thể chuyển hướng nước mà không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quan trọng trên mặt đất như đường xá và tường đất".

Các tác giả kết luận: "Hệ thống thoát nước yêu cầu sức mạnh tập thể này cho thấy tại đây không có dấu hiệu của sự phân cấp xã hội rõ ràng hoặc sự bất bình đẳng đáng kể trong dân cư, như các nơi khác".

Thành phố cổ Pingliangtai được phát hiện vào những năm 1980 và là thành phố thời tiền sử được quy hoạch bài bản sớm nhất ở Trung Quốc. Di chỉ khảo cổ Pinliangtai từng là một trung tâm khu vực trong Văn hóa Long Sơn. Rất nhiều di tích văn hóa, bao gồm cả đồ gốm và ngọc bích tinh xảo, đã được khai quật ở đó.

Trước đó, một số vết bánh xe có niên đại ít nhất 4.200 năm cũng được tìm thấy tại khu di tích này. Chúng được cho là vết bánh xe sớm nhất của Trung Quốc.

Khiêm Anh

Nguồn: SCMP, Xinhuanet
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

SAWACO hỗ trợ 40.000m3 nước cho bà con vùng hạn mặn tại tỉnh Tiền Giang

SAWACO hỗ trợ 40.000m3 nước cho bà con vùng hạn mặn tại tỉnh Tiền Giang

Ngày 26/4/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã hỗ trợ 40.000m3 nước cho bà con tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) - nơi đang phải gồng mình chống chịu hạn mặn.

Doanh nghiệp 27/04/2024
Đã tìm ra bãi biển có màu nước xanh nhất thế giới

Đã tìm ra bãi biển có màu nước xanh nhất thế giới

Dựa trên hình ảnh thu thập được từ bản đồ vệ tinh và đối chiếu với mã màu xanh lam YInMn Blue, nhóm nghiên cứu của CV Villas (Anh) đã xác định bãi biển Pasqyra ở Albania có màu nước xanh nhất thế giới.

Nghe nhìn 17/04/2024
Hơn 600 học sinh TP.HCM hưởng ứng tham gia vẽ tranh về chủ đề “Nước và sự sống”

Hơn 600 học sinh TP.HCM hưởng ứng tham gia vẽ tranh về chủ đề “Nước và sự sống”

Sáng 14/4/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) phối hợp Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức cuộc thi vẽ tranh chủ đề “Nước và sự sống”.

Doanh nghiệp 14/04/2024
Lãnh đạo VWSA tham dự chương trình "Về nguồn" tại Phú Thọ

Lãnh đạo VWSA tham dự chương trình "Về nguồn" tại Phú Thọ

Sáng 13/4/2024, tại Phú Thọ, các ông Nguyễn Văn Bút và Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt đoàn công tác SAWACO trong khuôn khổ chuyến thăm Phú Thọ nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2024 và tham dự chương trình “Về nguồn” do Trường Đại học Thủy lợi tổ chức.

Nga và Kazakhstan đối mặt với trận lũ lụt chưa từng thấy trong 70 năm qua

Nga và Kazakhstan đối mặt với trận lũ lụt chưa từng thấy trong 70 năm qua

Ngày 11/4/2024, ở thành phố Orenburg của Nga, nước dâng cao kỷ lục sau khi các con sông lớn trên khắp Nga và Kazakhstan vỡ bờ trong trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 70 năm qua.

Nghe nhìn 12/04/2024
Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, Ủy hội sông Mekong quốc tế trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

Kỹ thuật Cấp Thoát nước và Môi trường vốn là chuyên ngành cốt lõi trong xây dựng, quản lý đô thị thông minh với cơ hội việc làm rộng mở. Khi BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp, áp lực lên hạ tầng cấp nước và thoát nước ở các đô thị, khu công nghiệp ngày càng gia tăng, thì nguồn nhân lực ngành Cấp Thoát nước càng cần thiết.

Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 tổ chức tại Thủ đô Hà Nội

Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 tổ chức tại Thủ đô Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến sẽ là nơi diễn ra Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 (Vietnam Water Week 2024) vào tháng 11 năm nay.

Xây đập tràn trên sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch

Xây đập tràn trên sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch

Với mong muốn "hồi sinh" sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, TP. Hà Nội dự kiến xây đập tràn trên sông Hồng để lấy nước tạo dòng chảy tự nhiên.

Top