
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtKinh phí dự kiến trên được phân bố cho công tác bồi thường, di dời, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và công tác nạo vét, cải tạo, xây dựng hạ tầng... Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng chính sách bồi thường, tái định cư là 130.680 tỷ đồng; chi phí xây dựng nhà ở xã hội cho trường hợp không đủ điều kiện bồi thường, tái định cư 10.692 tỷ đồng; chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nạo vét, cải tạo sông kênh rạch là 80.000 tỷ đồng.
Một góc kênh Đôi - Quận 8, TP.HCM.
Sở Xây dựng cho biết, giai đoạn 2021 - 2025 Thành phố đã đặt ra chỉ tiêu bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch. Đến nay, đã bồi thường, di dời được 1.447 căn. Theo phương án bố trí vốn đến hết năm 2025, dự kiến sẽ thực hiện bồi thường, di dời 5.378 căn/6.500 căn, đạt tỷ lệ 82,7% chỉ tiêu đề ra. Hiện trên địa bàn thành phố còn 398 dự án/tuyến sông, kênh, rạch chưa triển khai với tổng quy mô di dời khoảng 39.600 căn tập trung ở 16 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm 2024 của Sở Xây dựng: Ngân sách Thành phố dành cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn hạn chế, chỉ cân đối cho các dự án chuyển tiếp, đang triển khai thi công và một số dự án trọng điểm cấp bách ưu tiên đầu tư, hạn chế bố trí vốn cho các dự án có mặt bằng sạch hoặc các dự án có nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong khi đó việc huy động nguồn lực tư nhân đầu tư và tổ chức quốc tế gặp nhiều khó khăn khi công tác di dời thường kéo dài, kinh phí thực hiện lớn, khả năng thu hồi vốn thấp, không hấp dẫn nhà đầu tư.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Quận 8, TP.HCM.
Chính từ những hạn chế này, TP.HCM lấy Quận 8 là địa bàn trọng điểm làm thí điểm và làm cơ sở để UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức nghiên cứu, xem xét, dự kiến phương thức triển khai.
Thành phố phấn đấu đến năm 2030 cơ bản di dời, bố trí tái định cư cho toàn bộ người dân sống trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố; khai thông dòng chảy, cải thiện vệ sinh môi trường, thực hiện chỉnh trang đô thị, khai thác quỹ đất dọc sông, kênh, rạch để phát triển kinh tế.
Sau khi triển khai thực hiện đề án, sẽ tạo các khu đất dọc sông, kênh, rạch có thể đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc đấu giá đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các dự án thương mại dịch vụ... Dự kiến kinh phí thu lại khoảng 164.111 tỷ đồng.
Tại TP.HCM nhiều “dòng sông chết” đã được hồi sinh, không chỉ làm thay đổi diện mạo đô thị mà còn giải quyết nhiều vấn đề như ngập lụt, ô nhiễm môi trường, mang lại cho cư dân những ngôi nhà khang trang, sạch đẹp như tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hóa.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.