
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNăm nay, TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống 18,46%, báo Nhân Dân thông tin.
Năm 2021, tỷ lệ này ở thành phố là 19,96%, tăng 1,37% so với 2020, bởi dịch COVID-19 khiến nhiều nơi bị phong tỏa trong 6 tháng đấu năm, nhân viên ngành nước khó tiếp cận đồng hồ, đường ống, báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn thông tin từ Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco).
Để đạt được mục tiêu cho năm 2022, Sawaco cùng các đơn vị cấp nước đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và trọng tâm, trong đó bao gồm phân vùng tách mạng, thiết lập khu vực quản lý đồng hồ tổng (DMA) và tăng cường công tác giảm thất thoát nước chủ động.
Cụ thể, các đơn vị đã phân vùng tách mạng DMA, tiếp tục thực hiện hoàn thiện lại DMA; đồng thời tăng cường thực hiện công tác giảm thất thoát nước chủ động (kiểm soát lượng nước thất thoát trong DMA, đóng van nước, dò bể sửa bể, giảm lượng nước thất thoát).
Bên cạnh đó, các công ty cổ phần cấp nước cũng ưu tiên cải tạo thay thế ống cũ mục, ống có tiêu chuẩn vật liệu không còn phù hợp, có nguy cơ rò rỉ gây thất thoát nước cao trên mạng lưới, như: ống có thời gian sử dụng hơn 30 năm và kết hợp các điều kiện cần thiết, ống có vật liệu không đạt theo tiêu chuẩn hiện hành của Sawaco và trải qua 15 năm sử dụng; đồng thời đẩy nhanh chuẩn bị đầu tư công tác cải tạo sửa chữa các tuyến ống cấp 1, 2 vì giai đoạn chuẩn bị đầu tư kéo dài nhiều thời gian.
Sawaco xác định, việc phát triển mạng lưới cấp nước phải đồng bộ với việc tăng thêm nguồn nước. Trong đó, đối với mạng cấp 1, 2 cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các dự án đầu tư phát triển, đồng thời bổ sung thêm các dự án phát triển, cải tạo, sửa chữa nhằm hoàn chỉnh mạng lưới. Đối với mạng cấp 3 phát triển, phủ kín mạng lưới ống cấp 3 để duy trì tỷ lệ 100% số hộ dân được cấp nước sạch, thay thế dần các giải pháp cấp nước tạm.
Nhờ thực hiện đồng bộ giải pháp này cho nên hiện tại toàn thành phố có gần 744 km đường ống truyền tải (mạng cấp 1 và cấp 2) và 9.789 km đường ống phân phối (cấp 3), nâng tổng chiều dài đường ống cấp nước của thành phố lên 10.532 km, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho hơn 10 triệu dân thành phố.
Các công ty cổ phần cấp nước và Sawaco ứng dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát thất thoát nước sạch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Nhân Dân
Theo Sawaco, để thực hiện chống thất thoát nước, các đơn vị cấp nước tăng cường công tác quản lý mạng lưới, duy tu bảo dưỡng, dò tìm rò rỉ, sửa chữa kịp thời sự cố trên mạng lưới cấp nước.
Đẩy mạnh triển khai ứng dụng GIS vào công tác quản lý vận hành mạng lưới tại Tổng Công ty và các đơn vị trực thuộc nhằm đổi mới phương thức quản lý hiện đại, chính xác, hiệu quả. Các đơn vị quản lý mạng phân phối phối hợp với đơn vị quản lý mạng truyền dẫn theo dõi sản lượng đồng hồ tổng khu vực, nhằm đánh giá, phân tích và kịp thời phát hiện, xử lý những bất thường xảy ra như đồng hồ hoạt động không ổn định, lưu lượng, áp lực thay đổi đột ngột.
Đối với mạng truyền dẫn, có kế hoạch dò tìm rò rỉ các tuyến ống đã qua nhiều năm sử dụng; nghiên cứu, đưa vào ứng dụng các thiết bị dò bể tiên tiến cho các tuyến ống truyền tải nhằm chủ động phát hiện rò rỉ ngầm.
Thực hiện phối hợp chặt chẽ với địa phương và các đơn vị liên quan đến các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác. Chủ động phối hợp, tăng cường giám sát đối với các dự án cải tạo, nâng cấp đường, thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn.
Đặc biệt, các công ty cổ phần cấp nước thực hiện giảm thất thoát nước vô hình như: Tăng cường công tác kiểm tra đồng hồ nước, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khách hàng, thay đồng hồ nước định kỳ đúng niên hạn.
Đối với các khách hàng có lượng nước tiêu thụ lớn, các đơn vị gắn đồng hồ nước điện tử, truyền dữ liệu theo dõi phân tích, ghi nhận các tiêu thụ bất thường để xử lý kịp thời. Ứng dụng các phần mềm quản lý khách hàng, cập nhật đầy đủ thông tin khách hàng để tiếp cận khách và giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến đồng hồ nước.
Sawaco đã triển khai lắp đặt 30.000 đồng hồ nước thông minh cho các địa bàn thuộc quản lý của Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt Nông thôn, Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ, Công ty cổ phần Cấp nước Trung An, Công ty cổ phần Cấp nước Tân Hòa, qua đó Sawaco sẽ xem xét và đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của đồng hồ.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP.HCM về đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh, rạch, bố trí tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nạo vét, cải tạo sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố với tổng mức kinh phí dự kiến 221.372 tỷ đồng.