
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtDu lịch đang tăng trở lại và việc chấn chỉnh các hoạt động ở thành phố Huế, nơi Quần thể di tích cố đô cùng bốn di sản khác đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, là cần thiết để giữ gìn cảnh quan môi trường tại một trong những điểm đến bận rộn nhất Việt Nam.
Thả hoa đăng trên sông Hương là hoạt động văn hóa được thực hiện trong các lễ hội với ý nghĩa tôn vinh giá trị tinh thần, tâm linh và văn hóa của dân tộc, cầu nguyện cho sự bình yên, quốc thái dân an. Đèn sử dụng trong những lễ hội này là loại đèn truyền thống làm bằng giấy, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường; sau khi thả đèn sẽ có bộ phận trực để trục vớt, tránh gây ảnh hưởng tới sông Hương.
Tuy nhiên tình trạng thả hoa đăng, vàng mã xuống sông Hương trở nên nhức nhối khi một số hộ kinh doanh sử dụng đèn bằng nhựa phục vụ người dân và du khách. Đèn nhựa thường sử dụng sáp thắp sáng đựng trong nắp kẽm, vì vậy việc thả đèn kèm với đốt, rải vàng mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và chất lượng môi trường nước trên dòng sông Hương.
Nhận thức được thực tế này, ngay từ tháng 3/2010 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quy định đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các hoạt động du lịch trên sông Hương, trong đó yêu cầu các thuyền hoạt động du lịch trên sông phải có kế hoạch thu gom chất thải từ hoạt động thả hoa đăng.
Mặc dù chính quyền đã vận động tuyên truyền nhằm giảm tình trạng các thuyền du lịch vào mùa lễ hội tổ chức cúng lễ và thả vàng mã, thả đèn xuống sông Hương, vi phạm vẫn xảy ra.
Tới tháng 10/2018 UBND tỉnh tiếp tục có công văn gửi các ban ngành liên quan yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thả hoa đăng, vàng mã trên sông Hương bởi hoạt động này diễn ra liên tục ở nhiều lễ hội, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Gần đây, có nhiều trường hợp tổ chức cúng bái trên thuyền du lịch rồi rải vàng mã, thả đèn xuống sông Hương được ghi hình và phản ánh về Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S).
Giữa tháng 5/2022, người dân đã kịp thời ghi hình sự việc thuyền du lịch mang ký hiệu 35K-TTH1000 thả vàng mã xuống sông Hương, phía thượng nguồn cồn Dã Viên. Sau khi nhận được phản ánh qua Hue-S, Công an TP Huế đã xác minh và xử phạt vi phạm hành chính 1,5 triệu đồng đối với chủ thuyền du lịch có hành vi sai phạm, báo điện tử Công an Nhân dân đưa tin ngày 29/11.
Bài báo cũng nêu, sau khi trên mạng xã hội xuất hiện clip do người dân quay lại 2 thuyền rồng du lịch xả vàng mã xuống sông Hương đoạn qua phường Thủy Biều, Công an TP Huế đã truy tìm, xác định được 2 chủ thuyền và xử phạt hành chính gần 8 triệu đồng.
Ngày 8/11/2022, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế gửi Công văn yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra các chủ phương tiện kinh doanh du lịch trên sông Hương để kịp thời phát hiện các thay đổi trong thiết kế, hoặc tháo bỏ thiết bị thu gom chất thải vệ sinh của du khách, Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế cho hay.
UBND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh tăng cường tuần tra, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với các phương tiện tổ chức rải vàng mã, thả hoa đăng bằng nhựa, hoa đăng sử dụng sáp thắp sáng chứa trong các nắp kẽm, bản tin đăng ngày 9/11/2022 tại Cổng thông tin điện tử của tỉnh cho biết.
Công văn cũng yêu cầu UBND thành phố Huế chỉ đạo Ban Quản lý Bến xe, thuyền TP. Huế tăng cường quản lý bảo vệ môi trường; Yêu cầu các chủ phương tiện tàu, thuyền du lịch trên sông Hương không sử dụng đèn nhựa và từ chối phục vụ khách sử dụng đèn nhựa, đèn sử dụng sáp chứa trong nắp kẽm, rải thả vàng mã trên sông.
Công văn này cũng yêu cầu Sở Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội Du lịch tỉnh có kế hoạch truyền thông cho du khách thực hiện cuộc vận động “Vì dòng Hương trong xanh”, “Huế thành phố môi trường” và “Thừa Thiên Huế Sáng - Xanh - Sạch không rác thải”.
Hiện có 11 doanh nghiệp với 129 thuyền rồng du lịch đang khai thác trên sông Hương, và các chủ thuyền đã cam kết đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khi hoạt động, một bản tin đăng báo Văn Hóa ngày 28/11 dẫn lời ông Lê Quang Triển, Phó Trưởng Ban Quản lý Bến xe - thuyền TP. Huế, cho hay.
Ông Triển thông tin thêm các bến thuyền đã trang bị thùng rác phù hợp, tiến hành thu gom và xử lý rác thải hàng ngày, đảm bảo môi trường chung và đáp ứng yêu cầu của du khách.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.
Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).
Đó là lời khẳng định về tầm quan trọng của quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị của ThS. Trương Minh Ngọc - Phó Phòng Quản lý kỹ thuật, Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng.
Sáng ngày 24/5/2025, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty CP Cấp nước tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ (Lào Cai) sau thiên tai.
UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.