Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Thịnh - Suy gắn liền với môi trường nước

01/05/2022 11:18

Nhân tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu bài viết của Nhà nghiên cứu Văn hóa Phương Đông Nguyễn Quang Minh về các quan niệm xưa liên quan đến nước và vệ sinh trong đời sống người Việt.

Nước vô hình – nước tài khí

Nước không nên hiểu thuần túy là nước vật chất, nước uống, nước dùng hay nước có nguồn gốc tự nhiên như nước mưa, nước biển, nước sông, nước hồ, nước ao… Đó là khái niệm hẹp về nước. Những liệt kê nước hữu hình trên kéo theo thứ vô hình mà người Á Đông gọi là 'tài khí'. Hàng nghìn năm qua, người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng đã biết liên hệ giữa nước vật chất và nước vô hình. Nước vô hình là tài khí, được con người chắt chiu, cần kiệm, không hoang phí và mất vệ sinh như bây giờ.

Chẳng hạn như giếng làng phục vụ mọi hoạt động của một đơn vị dân cư đông như ăn uống, sinh hoạt… nên chính vị trí đó được giữ rất sạch sẽ. Nhờ đó mới giữ được nhịp độ phát triển của ông cha ta qua hàng ngàn năm tới nay.

Từ góc độ môi trường phải giữ vệ sinh tốt mới tồn tại và đó là nền tảng cho những đấu tranh có mục tiêu là tiền bạc, của cải, vật chất khác. Tiền bạc, của cải, vật chất được quy nạp chung và được gọi là tài khí, mà như ta vừa nêu ở trên chính là nước vô hình.

Việc giải quyết các kết cấu nước vật chất, dù thoát hay cấp đều liên quan chặt chẽ đến tài khí, và từ xưa đến nay ta đều biết nếu không làm một cách khoa học sẽ dẫn đến tai họa. Xưa người ta xem hướng thế, và thấy rằng mất vệ sinh môi trường không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống. Họ cảnh báo nó có thể thiêu đốt mọi thành quả từ cấy hái, chăn nuôi và những chuyện liên quan. Ba ngày Tết người ta không quét rác bởi dòng tài khí bắt đầu chảy, ta cần tránh động vào những vị trí phải tránh. Từ đó sinh ra văn hóa mà ta nhiều khi thấy khó hiểu, nhưng nó ẩn chứa ý nghĩa triết học sâu sắc.

Thịnh - Suy gắn liền với môi trường nước - Ảnh 1.

Ba ngày Tết người ta không quét rác bởi dòng tài khí bắt đầu chảy, ta cần tránh động vào những vị trí phải tránh. Từ đó sinh ra văn hóa mà ta nhiều khi thấy khó hiểu, nhưng nó ẩn chứa ý nghĩa triết học sâu sắc. Ảnh: Shutterstock

Thứ hai, giống như trong phong thủy học, các đường thoát nước như cống rãnh và các đường cấp vào mới chỉ là một nửa. Các đường lưu thông trong nhà gồm đường dẫn của cầu thang, thang máy, đường đi lối lại đều là biểu trưng của các dòng sông, suối; lớn thì là sông, nhỏ thì là suối, bé hơn nữa là các mạch nước. Những thứ này tuy vô hình nhưng nó gắn liền, rất logic đến những dòng nước đích thực mà ta đang cấp và thoát. Do vậy, ông cha ta ngày xưa đã vô cùng cẩn trọng, kỹ lưỡng. 

Có một quan niệm rằng, gió đi đến đâu thì nước ngừng ở đấy, gió bản chất là dòng nước thứ hai, gọi chung là khí. Cái khí không nhìn thấy này chính là nước không nhìn thấy. Do vậy, ta cần phải giữ vệ sinh môi trường, nhưng không chỉ là vệ sinh môi trường như ta hiểu một cách đơn giản, mà ở tầm cao hơn, nó gần như một điều biểu trưng cho toàn bộ kết quả, sự nghiệp của ta.

Thịnh - Suy gắn liền với môi trường nước - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Văn hoá Phương Đông Nguyễn Quang Minh. Ảnh: Anh Lê

'Môi trường' là gì? Đây là từ mới ngày nay, còn trước kia người ta gọi là nội phong thủy và ngoại phong thủy. Khi một người giữ được sạch sẽ trong với ngoài tương xứng nhau, người đó chắc chắn phát Phú. Khi đi trên một xa lộ mà dừng xuống vứt các tạp uế lên mặt đường, tài khí của chính chúng ta đã bị hao tổn bởi hành vi gây ra. Bởi xa lộ theo chữ Hán Việt gọi là 'đại lộ' hay là 'đại lộc'. Một dòng tài khí lớn như vậy mà chúng ta gây uế tạp, tức là túi tiền của ta sẽ hao đi theo hành vi này. Cho nên ngày xưa người ta giữ sạch lắm, những nơi quan trọng thậm chí độ sạch còn cao hơn bây giờ nhiều. Không thuần túy chỉ là sự vệ sinh, mà cao hơn thế, tài khí có liên quan tới tạng phủ con người, tương ứng với thận. Hai quả thận khỏe dẫn đến sinh lực của cơ thể, bất luận là nam hay nữ, mới được khỏe mạnh.

Môi trường của nước cụ thể và nước không cụ thể liên quan mật thiết đến sự phát triển, suy vong của vũ trụ nói chung và của loài người nói riêng. Sự thăng trầm theo đặc tính của các vùng khí hậu khác nhau được phân bố trong các địa tầng trái đất. Nơi có băng giá thì vệ sinh môi trường nơi ấy sẽ khác, nơi khô cằn như sa mạc sẽ có một loại trường khí nước chảy trên cái nóng nực của sa mạc đó, bởi chỗ đó vẫn có sự sống. Sự sống đó là do nước không nhìn thấy mà tồn tại.

Sống ở vựa lúa

Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp tới 90% lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ và Thái Lan, nhưng người dân ở nhiều địa phương trong vùng vẫn sống trong nghèo khó. Đói giữa vựa lúa chính là một mâu thuẫn. Người dân không nhận thức được rằng, dù vùng đất trù phú là vậy, nhưng khi ta chỉ cần lãng phí tài nguyên nước ngọt, không bảo vệ được nó để Thổ khắc Thủy, nước mặn và nước ngọt xâm nhập nhau, sẽ không còn cái thuần chất của nước nữa. Nước là biểu trưng cho tài khí. Nếu nước bị xâm phạm, ta không còn tài khí nữa. Dù hàng năm có thể thu hoạch nhiều tấn gạo nhưng xem lại mặt bằng thì chưa thật tương ứng.


Thịnh - Suy gắn liền với môi trường nước - Ảnh 3.

Cánh đồng lúa ở Bến Tre. Ảnh: Shutterstock

Bên cạnh đó, tập tục của dân Tây Nam Bộ thường mai táng trong chính vườn nhà, gây ô nhiễm nguồn nước. Ảnh hưởng đến sức khỏe là rõ ràng, nhưng còn thực tế này còn ảnh hưởng nữa mà người dân Tây Nam Bộ chưa nhận thức rõ. Kiến thức của người Á Đông đã tổng kết, phải có hoạch định lại, nhìn nhận lại một số tập tục dẫn đến mất vệ sinh. Cái mất vệ sinh đó mới chỉ là một nửa, ngoài ra còn mất cả thành quả lao động do những bất cập từ cách nước dẫn vào và để nước thoát ra.

Thịnh - Suy gắn liền với môi trường nước - Ảnh 4.

Xóm nghèo ven sông Hậu tại Cần Thơ. Ảnh: Sơn Thuỷ

Xóm lao động thường nghèo

Ta cùng xem xét các thành phố, những nơi mật độ dân cao do dân lao động đổ về, như tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và một số thành phố khác mới phát triển. Chỉ cần quan sát thấy nếu hệ thống các đường dẫn nước và thoát nước không đảm bảo vệ sinh, nghĩa là vùng dân cư đó đang rất khó khăn.

Chúng ta phải thừa nhận một ví dụ có vẻ là khập khiễng là ở khách sạn 5 sao, từ phương tiện dẫn nước đến nguồn nước bao giờ cũng rất sạch, khác với nước ở một khu nhà trọ, nơi bọ gậy có thể thấy trong bể nước. Một vài quan sát cho thấy việc cần phải có bản đồ phân bố khoa học để gìn giữ nguồn nước, chất lượng nước và cũng giúp tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước nghĩa là chúng ta đang tiết kiệm tiền. Nói một cách máy móc, muốn giữ được tài khí, bảo vệ được các thành quả trong sự nghiệp thì phải bảo vệ bằng được vệ sinh môi trường, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước vật chất. Không thể hoang phí thành quả lao động, bởi nước chính là biểu trưng của Tài Phú.

Thịnh - Suy gắn liền với môi trường nước - Ảnh 5.

Một xóm lao động ở Quận Ô. Môn, thành phố Cần Thơ.

Giữ vệ sinh của người Việt

Có một nguyên tắc bất di bất dịch trong cấu trúc của vạn vật là nước sạch nằm ở phía trên, nước bẩn ở phía dưới. Xét từ chuẩn mực tiểu vũ trụ là con người, phần bàng quang là nơi chứa nước thải nằm ở dưới cùng. Một ngôi nhà có nơi thấp nhất làm bể phốt. Tuy nhiên nơi thấp nhất không chỉ ở kích thước mà còn là phương vị và nhiều yếu tố khác và bắt buộc phải thấp.

Vấn đề vệ sinh của người Việt bắt nguồn từ tính chất, đặc tính lao động của người Việt trong vài nghìn năm qua. Nơi đi vệ sinh còn là nguồn tài nguyên, thường được làm rất đơn giản để những chất thải đó quay lại thành tài nguyên canh tác, vì chúng ta phát triển lên từ một nước nông nghiệp.

Ngày nay, nhu cầu đó không còn cấp thiết nữa mà được thay thế bởi các nguồn phân khác. Đã có những cuộc cải cách về nhà vệ sinh.

Thịnh - Suy gắn liền với môi trường nước - Ảnh 3.

Hàm răng đen không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, ở đây còn liên quan đến quan niệm về nước. Ảnh: Shutterstock

Người Việt rất sạch sẽ, rất cầu kỳ về nơi ở nhưng đồng thời cũng triệt để sử dụng những gì đang có. Đây là một sự tự hào về tính cần cù, chịu khó, cần kiệm của người Việt.

Ở một góc khác, theo quan niệm xưa, hàm răng đen không chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Ở đây còn liên quan đến quan niệm về nước. Miệng được gọi là cổng Đoài. Đoài thuộc Kim. Trong tương sinh, màu đen thuộc Thủy, Thủy quản tài. Nên nhuộm răng đen là mong muốn làm ăn tốt.

Về nguyên liệu vệ sinh cá nhân xưa kia, ta thấy cha ông hay dùng nước muối để vệ sinh miệng. Muối thuộc Thủy, còn miệng như trên đã trình bày là Kim. Kim sinh Thủy là quan niệm từ xưa muốn tăng tài vận.

Thịnh - Suy gắn liền với môi trường nước - Ảnh 4.

Người Việt rất sạch sẽ, rất cầu kỳ về nơi ở nhưng đồng thời cũng triệt để sử dụng những gì đang có.

Nước ở hoàng cung và nước da phụ nữ

Có sự khác biệt giữa các vị trí cung đình và vị trí thường dân. Thông thường những nơi đặt vị trí các vùng nước lớn thì theo hướng chính Tây hoặc Tây Bắc. Đấy là các cung phương vị theo độ đo của la bàn. Đây là điểm bất di bất dịch, khác với những nơi người dân thường ở. Thứ nhì, chất liệu tạo ra những kiến thức đó được chọn lọc theo các phương vị, để bảo vệ tốt nguồn nước và chất lượng nước. 

Ví dụ như đền Hùng có giếng đá bazan bởi có hiểu biết cho rằng nước ở giếng đá bazan ở hướng Tây, Tây Bắc thì thường giúp cho da của hoàng hậu, công chúa trắng mịn và sạch. Vì vậy, nước liên quan rất chặt đến văn hóa. 

Ở các vùng thường dân, giếng chung hay riêng cũng đều tuân thủ một số nguyên tắc: không đào ao, giếng ngay sát nhà; ở các nơi không có nước, phải đặt chậu non cảnh, núi tượng trưng cho nhân sự, nước tượng trưng cho tài sản. Do nước phải động, nên người ta thả cá và đặt hòn non bộ, tượng trưng cho nhân tài. Người ta cũng giải quyết được vấn đề đưa nước ra đằng trước.

Nước chiếm 3/4 vật chất trong tự nhiên, quyết định đến phần lớn mọi hoạt động của con người và của thế giới. 

Giữ được nguồn nước trong sạch là giữ được sức khỏe và tài khí. 

Thịnh - Suy gắn liền với môi trường nước - Ảnh 5.

Người xưa gọi là 'Sơn tĩnh Thủy động'. Nước khuyết hãm như cái ao tù, ảnh hưởng đến sức khỏe của muôn loài từ cá tới cây cỏ, chứ không phải chỉ con người.

Ao tù nước đọng

Người ta đã từng đưa ra một định nghĩa muốn con người được đồng thuận, sống tốt đẹp với nhau thì các vùng tọa sơn, tức là lưng của thành phố đó, của ngôi nhà đó phải có thế tựa vào núi, phải tĩnh, phải nhuận, phải có được những sinh lực, sinh khí thì con người mới sống tốt. Từ đó sẽ giàu có và phát triển, mà muốn giàu có phát triển thì các vùng động - hay chính là nước - phải khoáng đạt, phải trong sạch.

Người xưa gọi là 'Sơn tĩnh Thủy động'. Nước khuyết hãm như cái ao tù, ảnh hưởng đến sức khỏe của muôn loài từ cá tới cây cỏ, chứ không phải chỉ con người.

Từ trước đến nay, các vùng phát triển thường ít ao tù. Khi đến một địa phương, không cần quan sát nhiều, nếu thấy có nhiều ao tù thì ta đã hiểu cư dân ở đây rất nghèo khó. Nó là vấn đề nông sâu, cái bên ngoài mách ta cái bên trong. Từ ngàn đời nay, khi vào một vùng để định đô, xây nhà lập ấp, việc đầu tiên người ta phải quan sát để các nguồn nước phải được lưu thông, bởi nếu lưu thông thì không để lại ô nhiễm, không gây mùi hay mang bệnh truyền nhiễm.

Người xưa nhìn cao hơn nữa thì thấy phải phát triển được tài phú, nên giải pháp là để các nguồn nước phải được lưu thông, tránh tích tụ và tù hãm. Trong các nguyên tắc của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng đã có nội dung này, nó trở thành những thứ không ghi được thành sách nhưng truyền nhau bằng mồm và gọi là khẩu quyết.

Sự tồn tại của loài người có liên quan mật thiết đến sự điều tiết của nước. Khi chữa bệnh, không phải tự nhiên người ta ngâm vào nước ấm, dùng lá thảo dược, đun lên, lấy hơi nước mà phải căn cứ theo tạng phủ nếu như nước trong đó vào giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi ứng với chữa trị gan tốt vì hơi nước đó có thể thẩm thấu vào da. Nếu là giờ Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì có thể chữa được triệu chứng các bệnh tim mạch…

Như vậy nước cũng được sử dụng như một phương tiện bảo vệ, giữ gìn sức khỏe của con người. Ngoài ra, mọi chuyện trên đời, gần như 3/4 đều liên quan đến nước, giống như các thuộc tính của bề mặt Trái Đất, còn mọi vật chất như núi đá, vật chất, con người… chỉ chiếm 1/4. Đây cũng là trật tự của muôn loài.

Quốc gia, thành phố, gia đình nào gìn giữ được môi trường nước tốt thì đều phát triển tốt. Đây là điều đã được chứng minh qua cả nghìn năm lịch sử và trật tự này sẽ còn diễn ra mãi mãi.

Để phát triển, phải coi nước là một tài nguyên quan trọng, cần được nhân loại gìn giữ, bảo vệ và tiết kiệm.

Tác giả:
Nguyễn Quang Minh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp

Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp

Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.

Văn hóa nước 12/12/2024
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.

Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố

Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố

Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 4251/KH-CNBT-KT ngày 06/11/2024 giữa UBND Phường 1, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 15/11/2024, Công ty CP Cấp nước Bến Thành đã thực hiện diễn tập cấp nước an toàn tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật với tình huống “Bể tuyến ống Ø200DI hẻm 251 Nguyễn Thiện Thuật (đoạn từ số 22 Lô G đến số 26 Lô G)”.

Doanh nghiệp 03/12/2024
Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường

Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường

Với hơn 1.000 trạm quan trắc và 14 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 1.500 tổ chức, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Việt An luôn nỗ lực mang tới các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thiết bị đo lường công nghiệp.

Doanh nghiệp 03/12/2024
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.

Quốc tế 01/12/2024
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Văn hóa nước 28/11/2024
CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn

CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn

Từ ngày 22 đến 24/11, CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên đã tổ chức chương trình hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2024.

Văn hóa nước 27/11/2024
Top