
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtThế giới đang tìm cách sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trong bối cảnh mục tiêu là giảm bớt phát thải carbon, một vấn đề lớn là tại sao lâu nay sóng biển và đại dương chưa được khai thác. Dù có một số thử nghiệm, chưa có công nghệ nào đáp ứng việc triển khai ở quy mô lớn.
Công ty Sea Wave Energy Limited (SWEL) có trụ sở tại Cyprus đã nghiên cứu công nghệ thu năng lượng sóng hơn 10 năm nay. Công ty này vừa hé lộ nguyên mẫu có tên Waveline Magnet, bao gồm các bệ nổi liên kết với nhau trông như cột sống.
Waveline Magnet có dạng module linh hoạt, được thiết kế để hoạt động liên tục theo chuyển động sóng, thứ sẽ giúp thiết bị kiểm soát mức năng lượng khai thác từ sóng một cách hợp lý và không gián đoạn.
Ý tưởng thiết kế Waveline Magnet. (Nguồn: Youtube: Sea Wave Energy Ltd - SWEL)
Waveline Magnet có thể làm bằng nhựa và nhựa gia cố, không yêu cầu dây chuyền sản xuất chuyên biệt, do đó giảm chi phí sản xuất. Thiết bị không chỉ được chế tạo và triển khai nhanh chóng mà chi phí sửa chữa và bảo trì cũng thấp.
SWEL tự cho là, ở một điều kiện thích hợp, một máy chuyển đổi năng lượng sóng có thể tạo ra tới 100 MW điện, và chi phí sản xuất năng lượng thấp giúp nó cạnh tranh được với nhiên liệu hóa thạch.
Công ty tin rằng chuyển động giống như xương sống của thiết bị sẽ cho phép nó di chuyển theo sóng thay vì chống lại chúng, kéo dài tuổi thọ của thiết bị về khả năng tồn tại trên biển.
Bên cạnh đó, thiết bị này sẽ không gây hại cho môi trường so với tuabin gió hoặc tấm pin mặt trời vì nó cũng có thể được tạo ra từ các vật liệu có thể tái chế.
Nguyên mẫu Waveline Magnet đã được thử nghiệm trong những môi trường có kiểm soát. Chỉ năm ngoái SWEL mới đưa thiết bị ra vịnh Larnaca, Cyprus để thử nghiệm trên vùng biển mở.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.