Nhiệt độ
Quân Thủy và Thần Thủy
Trong quan niệm, Quân Thần là vua của nước, từ đó tạo ra yếu tố thứ hai là Thần Thủy, hay gọi thuận là Thủy Thần, từ đó xác định được các vùng Âm, Dương, Thổ.
Ngày xưa người ta dùng chữ Thủy thần, hiểu theo dân gian là ông thần, ông thánh phụ trách về nước.
Cách hiểu này tuy đúng nhưng chưa sát nghĩa. Về mặt quan niệm, Quân Thủy chính là vua của nước, từ đó tạo ra yếu tố thứ hai là Thần Thủy hay gọi thuận miệng là Thủy Thần. Thủy Thần xác định được các vùng Âm, Dương, Thổ.
Quan sát Âm, Dương, Thổ người ta thấy có một điều đặc biệt: cứ vùng nào đàn ông “bắt nạt” được vợ thì đấy là đất Thần Thổ, còn vùng nào đàn bà “cưỡi đầu cưỡi cổ chồng” thì đấy chính là đất Thủy Thần nhiều hơn. Thường, nhân khí lớn thì Thủy Thần lớn, nhân khí nhỏ thì Thủy Thần nhỏ, đồng nghĩa với việc ở các nơi thành phố nhân khí lớn thì thường vợ hay bắt nạt chồng. Ở các vùng quê, vùng nông thôn hay diễn ra nạn bạo hành, các ông chồng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với vợ, chính là do sự mạnh yếu của Thủy.
Loại nước này không ở dưới ao dưới hồ mà là nước “ảo”, theo nghĩa là “ẩn”. Đây là một trong những cách nhận biết nước ảo. Từ những nguyên tắc này, “nước thật” và “nước ảo” chuyển động trong các khẩu ngữ, tức lời nói y hệt như vậy.
Có người nghe được những lời nói này tương sinh tương khắc tại vùng Thủy Thần, có người lại nghe được ở vùng Thổ Thần. Điều đó cũng quyết định lời nói có được tiếp nhận hay không. Bởi vậy, có lúc người ta nghe, có lúc người ta không nghe lời mình nói.
Chính bởi yếu tố này mà ta phải tìm cho ra nước ảo, cái không nhìn thấy. Vật chất vẫn tồn tại ở hiện thực, nếu con người không nhìn được là do ngũ quan. Căn cứ theo các vùng đất vùng nước, Quân Thủy là cái có sẵn, từ đó mới tìm được ra các Thần Thuỷ. Các yếu tố này liên quan chặt chẽ tới hành động, gọi chung là hành vi của con người nói riêng và của vạn vật nói chung. Trên cơ sở đó, ngày xưa người ta đã tổng kết thành cả một học thuật về các cuộc thủy để xác định bản chất của thế giới.
Mạch nước và màu da, giọng nói
Một trong những tiêu chí ở bất kỳ vùng rộng lớn nào, nếu lấy toàn cầu thì lấy ở kinh độ 0, từ đó thu nhỏ lại ở một quốc gia và rồi xuống một tỉnh, người ta thường lấy các ngôn ngữ gốc theo chiều của gốc nước của Thủy Thần.
Chẳng hạn, một quan sát đơn giản nhất: tính gốc nước từ 0 độ phía Bắc tiến về phía Nam. Nếu lấy 5 tỉnh phía Bắc biên giới Việt Nam làm quy ước cho các Kinh và Vĩ, tức là từ chỗ 0 độ đó kéo suốt vào tới Thành phố Hồ Chí Minh, hay là Tây Nam Bộ, ngôn ngữ ở đây là chuẩn mực và biến thiên theo chiều của nước. Càng tịnh tiến về phía Nam, sự biến thiên của ngôn ngữ càng trở nên khác biệt.
Nếu áp dụng cả kinh độ và vĩ độ sẽ thấy rất rõ nét. Ví dụ, ở phía Nam, nếu lấy vĩ tuyến 17-18 làm mốc quan sát, sẽ thấy sự nặng nhẹ của tuyến nước đi từ Bắc sang Nam có liên quan đến đến sự nặng nhẹ của ngôn ngữ.
Thủy Thần xuất hiện tới đâu, hành vi ngôn ngữ cũng nặng nhẹ tới đó. Quá trình vận động của Thổ Cục, tức là đất, có liên quan theo trục tung và trục hoành. Nếu đất đi song hành cùng Thủy Thần theo chiều dọc, ngôn ngữ giữ được trật tự đúng, còn nếu đi ngược chiều ngang, tức chiều hoành thì người dân thường ngọng.
Do vậy, tất cả các vùng lấy trục đường Nam-Bắc là một ví dụ thì trục Đông-Tây sẽ dẫn đến ngọng nhiều. Hoặc, người dân các tỉnh nằm ở hai bên theo trục Đông-Tây từ 0 độ cho đến 180 độ thường nói ngọng.
Những yếu tố này không những liên quan đến văn hóa của từng vùng mà còn liên quan đến đất và nước ở các vị trí đó.
Ngay như hai làng cạnh nhau, tiếng nói cũng có sự khác biệt do yếu tố đất – nước chi phối. Con sông Tĩnh Gia, cách Hà Nội 200 km là một ví dụ. Sông Tĩnh Gia có hai dòng, một dòng chảy từ phải sang trái ở bên bờ phía Bắc, một dòng chảy từ trái sang phải ở bên bờ phía Nam. Cùng trong một dòng sông chỉ cần hai chiều chuyển động của nước đã tạo thành hai khẩu ngữ Thanh Hóa và Nghệ An. Trước đó, khi chỉ có một dòng sông, ngôn ngữ của người Thanh Hóa vẫn giữ nguyên.
Nếu vẫn lấy vấn đề nước làm trung tâm để nhìn toàn diện sang các lãnh địa khác, chủ nghĩa Quân Thần cũng đã được đánh giá vào trong cách liền lạc, trong thức uống cũng vậy. Những vị của Coca-Cola được xác định là vua của vị thì các thành phần tạo nên Coca-Cola tốt hơn, ngon hơn, chính đấy là các yếu tố thần của vị. Do vậy, ngay trong nước các yếu tố sinh khắc cũng quyết định sự sống và phát triển của sinh học.
Ý nghĩa của màu Thủy
Màu đen hay màu xanh lam chỉ là màu sắc vật chất và mang tính ước lệ. Màu sắc vật chất chính là Quân Thủy, tức là vua của nước. Còn các chuyển động không nhìn thấy, ví dụ chuyển động của nước trong không khí là Thủy Thần, thường gây tác hại lớn hơn Quân Thần.
Ví dụ, trực xung của một con đường đâm thẳng vào kiến trúc của một gia đình đều là Thủy Quái có thể gây nên bệnh tật, gây nên tai nạn. Do vậy, một công trình kiến trúc bị trực xung một con đường đâm thẳng vào hình chữ Đinh, người ta gọi là gặp phải Thủy Tặc. Đây là những ngôn ngữ chuyên ngành, được các chuyên gia hoặc người nghiên cứu thuật Kham Dư đánh giá chi tiết. Tất cả những thuật này đã trở thành bí thuật của hàng nghìn năm.
Thực ra, hiện nay chúng ta đang giải quyết phần xác của các công trình kiến trúc chứ chưa nhìn được phần hồn của nó; chúng ta nhìn được Quân Thủy chứ chưa nhìn được Thủy Thần. Con người không nhìn thấy, không xác định được những cái gọi là “nước ảo” nên thường bị nó tấn công, còn có những cái nhìn rõ được, ví dụ như đo được hướng bằng la bàn. Tuy nhiên chúng ta không thể đo được các mạch ngầm. Do vậy, tính Quân Thổ trong nguyên tắc sinh khắc của cả các phương và vị rất quan trọng khi xem xét tính tốt hay xấu đối với con người.
Ánh sáng cũng vậy. Nơi nào không có ánh sáng là thuộc âm, ngược lại là thuộc dương. Thế nhưng, điều khó nhất trong cái âm của ánh sáng và cái dương của bóng tối chính là không thể nhìn thấy các Thủy Cục, thủy ảo. Kể cả âm thanh, màu sắc, hình khối đều có tính nước trong đó. Ví dụ, một nhà máy nước đá có thể tạo thành hình sóng nhưng nếu ở phương vị Chính Nam thì Thủy Hỏa khắc nhau, công trình kiến trúc đó sẽ không thể yên được.
Thủy quản tài, cho nên nếu các hướng nước không tốt, dù có tạo được dòng nước vào nhà, nước lại ngấm đi mất, tức là không giữ được các tài khí, không giữ được những tích lũy.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Đọc thêm
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Tối 27/12/2024, Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập (1874 - 2024) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.
Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố
Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 4251/KH-CNBT-KT ngày 06/11/2024 giữa UBND Phường 1, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 15/11/2024, Công ty CP Cấp nước Bến Thành đã thực hiện diễn tập cấp nước an toàn tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật với tình huống “Bể tuyến ống Ø200DI hẻm 251 Nguyễn Thiện Thuật (đoạn từ số 22 Lô G đến số 26 Lô G)”.
Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường
Với hơn 1.000 trạm quan trắc và 14 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 1.500 tổ chức, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Việt An luôn nỗ lực mang tới các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thiết bị đo lường công nghiệp.
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.