Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nhiều nguy cơ đe dọa tài nguyên nước ở Việt Nam

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan các nguồn nước mặt, nước ngầm và hầu hết các lưu vực sông đều đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.

Quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên nước - Ảnh 1.

Hồ chứa nước Plei Thơ Ga (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) được khai thác hiệu quả, cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. (Ảnh NGUYỄN DIỆP/báo Nhân Dân)

Tác động của BĐKH, nước biển dâng, sự phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa và dân số tăng nhanh dẫn đến thiếu nước xảy ra thường xuyên, đe dọa an ninh nguồn nước.

Việt Nam có 2.372 con sông có chiều dài hơn 10 km. Tổng lượng dòng chảy năm của Việt Nam khoảng từ 830 đến 840 tỷ mét khối/năm, trong đó 63%, tức khoảng từ 520 đến 525 tỷ mét khối, chảy từ các nước láng giềng nằm ở thượng nguồn các lưu vực sông chảy vào nước ta.

Lượng nước sinh ra từ lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% tổng lượng dòng chảy năm của đất nước, khoảng từ 310 đến 315 tỷ mét khối. Điều này có nghĩa, các hoạt động sử dụng, phát triển tài nguyên nước trên các sông xuyên quốc gia, sông quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nước của Việt Nam. Việc phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước từ bên ngoài được xem là một thách thức lớn cần vượt qua để phát triển và quản lý tài nguyên nước của Việt Nam.

Với số dân hơn 96 triệu người, Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu người theo năm đạt khoảng 9.500 m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000 m3/người/năm của quốc gia có nguồn nước ở mức trung bình theo quan điểm của Hiệp hội Nước quốc tế. Nếu tính theo lượng nước nội sinh, Việt Nam mới đạt khoảng 4.000 m3/người/năm. Như vậy, có thể thấy nguồn nước của Việt Nam không dồi dào.

Là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của bất cứ thay đổi dòng chảy nào trên sông Mê Kông, Việt Nam còn đồng thời chịu tác động kép của tình trạng môi sinh toàn cầu. Tình trạng nóng lên của Trái đất và nước biển dâng khiến toàn bộ vùng hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam sẽ có những biến động thay đổi tuyệt đối về môi sinh trong khoảng một thập niên tới.

Tình trạng chung là thiếu nước trên lưu vực sông, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán sẽ ngày càng gia tăng và đó là xu thế không thể đảo ngược. Trong khi đó, dù tổng lượng mưa trung bình của Việt Nam tương đối cao, nhưng phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Do lượng mưa năm phân bố không đều theo mùa, dẫn đến có sự phân hóa giữa lượng dòng chảy mùa mưa và mùa khô…

Theo các chuyên gia lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường, chất lượng nước mặt ở Việt Nam đã và đang suy thoái nghiêm trọng, nhất là chất lượng nước của các sông, ngòi, kênh rạch; ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp bị suy thoái tới mức gần như biến chất và nguy hiểm đối với con người và thủy sinh.

Thí dụ: Chất lượng nước sông Hồng qua đoạn Phú Thọ, Vĩnh Phúc có các chỉ tiêu hóa sinh (COD, BOD5 và TSS) vượt mức quy chuẩn. Môi trường mặt nước sông Đáy, sông Nhuệ đang chịu tác động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản gây ra…

Trong khi đó, công tác quản lý tài nguyên nước ở nước ta còn nhiều bất cập như: Chưa thật sự theo phương pháp quản lý tổng hợp và bền vững theo lưu vực sông, vẫn theo địa giới hành chính; chưa có quy hoạch phát triển tài nguyên nước toàn diện trên các hệ thống sông, lưu vực sông, mà thường là quy hoạch từng ngành riêng.

Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa xem xét đến yêu cầu sử dụng nước của các ngành trong toàn lưu vực sông, mà chỉ chú ý đến từng ngành, địa phương riêng. Khi thiết kế, xây dựng và vận hành các hồ chứa, nhu cầu nước duy trì môi trường hạ lưu công trình chưa được xem xét đầy đủ, đã tạo nên "đoạn sông chết" ở phía hạ lưu đập.

Mặt khác, việc phân bổ, chia sẻ nguồn nước giữa các lưu vực sông và giữa các địa phương trong lưu vực cũng chưa được xem xét một cách hợp lý, thường chỉ chú trọng đến lợi ích của một nhóm ngành dùng nước (thường là phát điện) và cục bộ địa phương. Tình trạng khai thác, sử dụng nước, nhất là tài nguyên nước dưới đất quá mức, đã và đang gây nên hiện tượng cạn kiệt nguồn nước ngầm, sụt lún đất ngày càng gia tăng tại các địa phương…

Để bảo đảm an ninh nguồn nước, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng: Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường kiểm tra thực thi các chính sách, pháp luật trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước; thúc đẩy sử dụng nước một cách thông minh, tiết kiệm; tích cực khôi phục những dòng sông bị suy thoái, ô nhiễm; làm tăng trở lại nguồn nước ngầm bị suy giảm…

Các chuyên gia cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát, nhằm cung cấp số liệu khí tượng, thủy văn đầy đủ và chính xác để dự báo và cảnh báo về nguồn nước tốt hơn; Xây dựng và nâng cấp hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến, gồm cả quan trắc nền, quan trắc biến động và giám sát khai thác, sử dụng, vận hành các hồ chứa và hoạt động xả thải vào nguồn nước, tiến tới quản lý thông minh tài nguyên nước; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về an ninh nước, trách nhiệm bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế, nhất là tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để bảo vệ an ninh nước quốc gia; đồng thời học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới trong quản lý và khai thác tài nguyên nước.

Tác giả:
Khánh Huy/báo Nhân Dân
Nguồn: nhandan.vn
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Diễn đàn 27/11/2024
Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam

Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam

Đó cũng chính là nội dung trọng điểm trong cuộc hội thảo về bình đẳng giới diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 diễn ra vào sáng ngày 7/11

Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước

Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước

Chuyển đổi từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất xanh tuần hoàn đặt ra nhiều thách thức cho ngành Cấp Thoát nước. Hội thảo chiều 7/11 với chủ đề "Quản trị ngành nước thông minh và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu" đã tập trung tháo gỡ các khó khăn đặt ra.

Diễn đàn 08/11/2024
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.

Diễn đàn 08/11/2024
Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Tối ngày 7/11/2024, song hành cùng Lễ trao giải “Dòng xanh nước Việt”, "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" là buổi lễ ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước (VWLC).

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
SAWACO hành trình phát triển, cơ hội và thách thức

SAWACO hành trình phát triển, cơ hội và thách thức

Trong khuôn khổ Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024, Phó Tổng Giám đốc SAWACO Đặng Đức Hiền đã có những chia sẻ về thách thức cũng như cơ hội của ngành cấp nước TP. Hồ Chí Minh liên quan đến Luật Cấp thoát nước đang được soạn thảo.

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành Nước, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục nước Đài Bắc (TWD), giai đoạn 2024 – 2027.

Quốc tế 06/11/2024
Top