
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtDịch vụ khí tượng quốc gia Meteo-France cho biết Pháp đã trải qua 32 ngày không có mưa, bản tin ngày 22/2 của Reuters cho hay.
Bộ trưởng môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết tưới cây và thủy lợi đã bị hạn chế tại 87 địa phương ở miền Nam, điều thường chỉ xảy ra vào mùa hè chứ không phải mùa đông, ông sẽ họp với các quan chức xem xét việc kéo dài thêm đợt hạn chế này.
Bechu không nêu rõ các biện pháp có thể thực thi nhưng cho biết chúng sẽ là những biện pháp "nhẹ" và sẽ được áp dụng tùy từng trường hợp khi cần thiết ở một khu vực cụ thể để tránh phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp, cứng rắn hơn khi gần đến mùa hè.
Ông đưa một ví dụ là hạn chế đổ đầy nước bể bơi ở một số nơi.
Hồ nhân tạo Broc khô hạn ở tỉnh Alpes-Maritimes, Pháp. (Ảnh: Eric Gaillard/Reuters)
Dự trữ thủy điện ở Pháp đang thấp so với năm ngoái, thấp thứ hai trong hơn mười năm qua và lượng tuyết trên dãy Alps cũng thấp so với năm 2022, một năm đặc biệt khô hạn.
Jean-Paul Harreman, giám đốc công ty tư vấn EnAppSys BV, cho biết: "Nhìn chung, chúng tôi cho rằng sản lượng thủy điện thấp và mực nước sông sẽ thấp hơn vào mùa xuân và mùa hè".
Từ tháng 8 năm 2021 đến nay, chỉ có ba tháng có lượng mưa đủ.
Nông dân trong khu vực nông nghiệp lớn nhất của Liên minh châu Âu đang theo dõi xem liệu những cơn mưa rào được dự báo từ ngày 22/2 có làm giảm bớt tình trạng khô hạn trước đợt trồng trọt mùa xuân hay không.
Trong khi văn phòng nông nghiệp FranceAgriMer nhận định các loại ngũ cốc được gieo trước mùa đông vẫn ở tình trạng tốt, hiện có lo ngại về các loại cây trồng vụ xuân như ngô và củ cải đường có thể bị thiếu nước, giống như trong đợt hạn hán năm ngoái.
Hiệp hội nông nghiệp FNSEA cho biết đợt hạn hán đó đã khiến người trồng tăng cường gieo trồng vụ đông như lúa mì và dành ít chỗ cho các giống vụ xuân năm nay.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.
Sau những mô hình hợp tác thành công trước đây, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiếp tục là cầu nối trong mối quan hệ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) và Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh.
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.