Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Paris nỗ lực làm sạch dòng sông lãng mạn nhất thế giới

26/04/2023 10:23

Sau nhiều hứa hẹn và cản trở, Paris (Pháp) sắp ghi được một kỳ tích hiếm có cho một đô thị lớn: bơi lội trở lại trong dòng nước sông Seine từng bị ô nhiễm nặng nề.

Bên cạnh lý do khôi phục dòng nước sạch trong dòng sông mang nhiều tính biểu tượng, thời hạn hoàn tất công tác chuẩn bị cho Thế vận hội mùa hè 2024 khai mạc tại Paris cuối tháng 7/2024 cũng tạo áp lực.

Sông Seine chiều dài khoảng 770 km, chảy từ Burgundy qua Paris ra biển vùng Normandy. Dòng sông đã định hình lãnh thổ Paris từ khi người La Mã cổ đại lập nên thành phố.

Paris nỗ lực làm sạch dòng sông lãng mạn nhất thế giới - Ảnh 1.

Các thương nhân thời Trung Cổ là những người đầu tiên hạ trại dọc bờ sông, tạo ra một khu định cư lấn át các đối thủ lớn hơn một thời như Lyon và Marseilles. 

Cũng chính nơi này đã chứng kiến các kiến trúc sư giỏi nhất thế giới xây dựng Tháp Eiffel, Nhà thờ Đức Bà, viện bảo tàng Louvre và Orsay, những công trình kỷ niệm tuyệt đẹp thu hút hàng triệu du khách mỗi năm xuôi theo dòng sông hẹp chảy qua trung tâm Paris.

Chính quyền thành phố dần nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của việc làm sạch sông Seine, coi rằng đó là cách kết nối thành phố hiện đại với lịch sử lâu đời. 

“Sông Seine là lý do Paris ra đời”, Phó Thị trưởng Paris phụ trách quy hoạch đô thị Emmanuel Grégoire nói với phóng viên tạp chí Time trong chuyến thăm dự án làm sạch sông Seine.

Mùa xuân năm tới người dân Paris sẽ lần đầu tiên trong vòng một thế kỷ được phép bơi trên sông Seine, sau khi dự án làm sạch sông trị giá 1,4 tỷ euro (tương đương khoảng 1,5 tỷ USD) kết thúc. Chính quyền đưa ra lệnh cấm bơi trên sông từ năm 1923 do độ ô nhiễm cao.

Lịch sử hình thành và phát triển Paris đã chứng kiến nhiều tác nhân làm bẩn dòng sông này, bao gồm việc ném thi thể những người thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh tôn giáo ở thế kỷ 16 giữa những người theo đạo Tin lành và Công giáo hay vứt bỏ TV, xe máy và các đồ đạc lớn khác trong những thập kỷ gần đây.

Chính quyền địa phương Hauts-de-Seine ở ngoại ô phía Tây Paris cho biết 360 tấn đồ đạc khổ lớn được trục vớt khỏi sông Seine mỗi năm. Nhưng nguồn gây ô nhiễm lớn nhất thời hiện đại là việc đổ hàng tấn nước thải xuống sông, bao gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

Nỗ lực làm sạch 

Những nâng cấp cơ sở hạ tầng gần đây đã giúp giảm lượng nước thải chưa qua xử lý đổ xuống sông Seine còn 1,9 triệu m3 năm 2022, giảm 90% so với 20 năm trước. Các quan chức cho biết việc đổ nước thải xuống sông là cần thiết để tránh làm bão hòa mạng nước thải của Paris và làm ngập thành phố khi mưa lớn ập đến, song đổi lại là hậu quả về ô nhiễm trên sông Seine.

Paris nỗ lực làm sạch dòng sông lãng mạn nhất thế giới - Ảnh 2.

Ý tưởng làm sạch sông Seine không phải quá mới mẻ. Năm 1990, thị trưởng Paris đương thời, sau đó trở thành Tổng thống Jacques Chirac tuyên bố sẽ tiến hành cải tạo chất lượng nước sông Seine để bơi được ở đó sau ba năm. Tuy nhiên ý tưởng này đã bị lãng quên.

Những năm gần đây, các thành phố nhỏ hơn ở châu Âu, như Zurich (Thụy Sĩ), Munich (Đức) và Copenhagen (Đan Mạch) đã mở cửa hoạt động bơi lội đô thị. Hiện đang thực hiện dự án để có thể bơi ở sông Spree ở Berlin (Đức) và các kênh đào tại Amsterdam (Hà Lan). 

Ông Grégoire nhấn mạnh việc làm cho có thể bơi được ở sông Seine đồng nghĩa Paris sẽ trở thành khu đô thị khổng lồ đầu tiên trên thế giới có thể tắm nắng trong thành phố. “Đó là một giấc mơ”, ông nói. 

Một số người tin rằng việc làm sạch sông Seine cũng sẽ thúc đẩy các dự án tương tự ở những nơi khác. 

“Sông Seine có lẽ là dòng sông được lãng mạn hóa nhiều nhất trong lịch sử, văn học”, Dan Angelescu, người sáng lập Fluidion, công ty công nghệ giám sát nước có trụ sở tại Paris và Los Angeles, nói. 

Việc dọn dẹp sông Seine, Angelescu nói “rõ ràng có rất nhiều tác động về cảm xúc đối với mọi người và chắc chắn là nguồn cảm hứng cho những người khác.”

Việc cải tạo sông Seine mang lại rất nhiều lợi ích. Nguồn cá cũng như hệ sinh thái thực vật đã suy giảm trong nhiều thập kỷ ở khu vực này sẽ hồi sinh. Trong bối cảnh những năm gần đây Pháp đang phải trải qua mùa hè nắng nóng lâu nhất và nóng nhất lịch sử, ví dụ như kỷ lục 42,6 độ C, việc có thể bơi được ở sông Seine có thể giúp người dân Paris thoát khỏi sự oi ả này. 

Điều này cũng sẽ mang lại một động lực kinh tế rất lớn. Làm sạch sông Seine là nền tảng giúp Pháp giành quyền đăng cai Thế vận hội 2024, sự kiện có tiềm năng tạo ra tới 10,7 tỷ euro (khoảng 11,4 tỷ USD) cho kinh tế Pháp và tạo ra 250.000 việc làm, dựa trên một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Luật và Kinh tế Thể thao (CDES) tại Đại học Limoges ở miền Trung Tây nước Pháp.

Paris nỗ lực làm sạch dòng sông lãng mạn nhất thế giới - Ảnh 3.

Năm 2016, khi thị trưởng đương nhiệm của Paris là bà Anne Hidalgo xin đăng cai Thế vận hội 2024, bà đã hứa thành phố có 11 triệu dân ở phần đô thị diện tích lớn này sẽ tiến hành một đợt nâng cấp môi trường quyết liệt vào năm 2024. 

Dự kiến các môn thi đấu sẽ tập trung ở sông Seine, Trưởng ban tổ chức Thế vận hội Paris Tony Estanguet nói với Tạp chí Time một cuộc phỏng vấn năm ngoái.

Cuộc thi bơi marathon 10 km, phần thi dưới nước của ba môn phối hợp, và một nội dung thi bơi dành cho người khuyết tật sẽ xuất phát từ sông Seine. Thay vì lễ khai mạc truyền thống trong sân vận động, các vận động viên sẽ khởi động Thế vận hội trên một đội thuyền đi 6 km qua những địa danh nổi tiếng của Paris dọc sông Seine. 

Khoảng 600.000 khán giả dự kiến sẽ có mặt trên bờ, gấp 7 lần sức chứa của sân vận động lớn nhất nước Pháp ở Đông Bắc Paris.

Một năm sau khi Thế vận hội kết thúc, người dân Paris sẽ được sử dụng 26 bể bơi mới ở sông Seine, 4 trong số đó ở trung tâm thành phố. Các hồ bơi sẽ có tường ngăn với giao thông đường thủy chở hàng, rác thải, cùng khoảng 7 triệu khách du lịch mỗi năm.

Khoảng 150 năm trước, Georges-Eugène Haussmann, một nhà quy hoạch thành phố của Napoléon, đã áp dụng một hệ thống thoát nước kết hợp, trong đó chất thải và nước mưa chảy tràn từ các đường phố được gom cùng vào một mạng lưới. 

Từ những năm 1980, Pháp thực hiện tự động hóa và lắp van cho các đập tràn, giúp  giảm đáng kể lượng nước thải chưa qua xử lý chảy vào sông Seine, nhưng không giải quyết được hoàn toàn vấn đề.

Hệ thống cơ sở hạ tầng chạy dưới vỉa hè và đường phố Paris hiện là một mê cung lộn xộn, kết hợp giữa hệ thống nước thải cũ và mới, cùng những đường ống vận chuyển mọi thứ từ nước uống tới cáp quang Internet, ông Samuel Colin-Canivez, kỹ sư trưởng các công trình vệ sinh ở Paris cho hay. 

Việc tìm ra cách chuyển hướng nước mưa dư thừa để nước thải sinh hoạt và công nghiệp không tràn ra sông Seine là một thách thức kỹ thuật phức tạp và tốn kém. 

Giải pháp đang thực hiện là xây bể ngầm chứa nước mưa khổng lồ ở phía Đông Nam Paris, gần ga tàu hỏa Austerlitz. Cấu trúc của công trình này tương đương với khoảng 20 bể bơi kích thước Olympic, có khả năng chứa tới 45.000 m3 nước mưa. Sau khi hoàn thành vào mùa xuân 2024, nó sẽ rộng 50 m và sâu 34 m. 

Công trình này sẽ giữ nước từ mưa bão, ngăn không cho tràn vào đường cống của thành phố, từ đó giảm nước thải chưa qua xử lý đổ ra sông Seine như hiện nay.

Sau khi dự án hoàn thành, một đường hầm nối bể chứa nước mưa (người Pháp gọi nó là “bassin”) với bờ sông đối diện, tách nó khỏi hệ thống nước thải. Tại đây, nó sẽ được xả từ từ vào đường cống, sau đó được xử lý ở hạ lưu tại các nhà máy của Paris trước khi chảy ra sông trong cả quá trình dòng chảy xuôi tự nhiên.

Một trong những trở ngại lớn nhất đối với các dự án này là quy hoạch thành phố. Trước khi mạng lưới vệ sinh hiện đại được áp dụng, các thành phố gần như đã được định hình, phải mất rất nhiều năm và tốn rất nhiều chi phí mới có thể thay đổi cấu trúc hạ tầng và đưa mô hình vào. 

Khi đó, theo thời gian, các tác nhân về thiết bị lỗi thời, xuất hiện biến đổi khí hậu, cùng với đó là cắt giảm ngân sách và chính trị hóa.

Paris nỗ lực làm sạch dòng sông lãng mạn nhất thế giới - Ảnh 4.

Công chúng không tin tưởng chắc chắn vào dự án làm sạch sông Seine, bởi các vi khuẩn nguy hiểm như E. coli và enterococci (Gram dương, gây nhiễm khuẩn cầu khuẩn đường ruột) có trong nước. Ngoài ra một trận mưa đặc biệt lớn có thể làm ô nhiễm nhiều nơi trên sông. 

Có tới 70% trong số 1.000 người dân Pháp tham gia khảo sát về sông Seine năm 2021 của hãng nghiên cứu thị trường Ifop đã mô tả khá tiêu cực, một số nói sông bẩn, ô nhiễm và bốc mùi.

Song các quan chức của Paris không nản lòng, họ tin vào kế hoạch xây dựng trên những tiến bộ có được từ việc nâng cấp xử lý chất thải những năm gần đây và sẽ nỗ lực làm cho sông Seine có thể bơi được mọi lúc. 

“Mục tiêu của chúng tôi, thực sự như một triết lý, là chúng tôi phải ngừng gây ô nhiễm. Đó là một vấn đề toàn cầu lớn. Việc biến sông Seine thành nơi bơi được sẽ là tiêu biểu nhất trong các ví dụ điển hình nhất”, ông Grégoire nói.

Tác giả:
An Hòa (dịch)
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bốn chiến lược hỗ trợ cho nguồn cung cấp nước sạch ở Thái Bình Dương

Bốn chiến lược hỗ trợ cho nguồn cung cấp nước sạch ở Thái Bình Dương

Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.

Đưa nước sạch đến vùng thiên tai

Đưa nước sạch đến vùng thiên tai

Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Nghe nhìn 01/04/2025
Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.

Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.

Quốc tế 04/03/2025
Ứng dụng Máy bay không người lái (UAV) và Robot vận hành dưới nước (ROV)

Ứng dụng Máy bay không người lái (UAV) và Robot vận hành dưới nước (ROV)

Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.

Khắc phục hiện tượng phụ gia phun lên mặt đất khi đào hầm ngầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Khắc phục hiện tượng phụ gia phun lên mặt đất khi đào hầm ngầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Tối 20/2, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã có thông tin về hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm bằng máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) tại đoạn tuyến đi ngầm của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Đảm bảo cấp nước phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đảm bảo cấp nước phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết các tỉnh thành trên cả nước trong dịp Tết tương đối ổn định. Song, các đơn vị cấp nước vẫn chủ động xây dựng các phương án điều phối ứng trực và vận hành cấp nước linh hoạt, đảm bảo tối ưu mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Doanh nghiệp 03/02/2025
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam

Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam

Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.

Top