Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nước trong phong thủy và trong đạo đức học

14/06/2023 10:00

Con người sinh ra từ bọc nước trong bụng mẹ. Darwin trong học thuyết tiến hoá đã chỉ ra rằng, sự sống bắt đầu từ nước. Vậy con người đánh giá tầm quan trọng của nước như thế nào? Nâng nước lên thành những giá trị lớn nhất trong đạo đức học ra sao?

Nước trong phong thủy và trong đạo đức học - Ảnh 1.

Trong phong thủy học, trong đời sống

Trong phong thủy, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn nguồn năng lượng sống của mọi vật. Nước, hay Thủy, là cội nguồn cho sự phát triển, sinh sôi, hưng thịnh về sức khỏe và tài lộc.

Thực tế cho thấy, nước chiếm 75% trọng lượng cơ thể con người và chiếm từ 50-95% trọng lượng cơ thể các loài sinh vật khác. Con người có thể nhịn ăn nhiều ngày, nhưng không thể sống nếu không có nước.

Ngoài ra, nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất công, nông nghiệp hiện nay. 

Trong nông nghiệp, tất cả các cây trồng, vật nuôi đều cần có nước để phát triển. Đây cũng là hoạt động tiêu thụ phần lớn lượng nước của con người mỗi năm. Ấy vậy mà người xưa từng nói: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để thấy nước giữ vai trò tối quan trọng trong sự phát triển của con người.

Trong công nghiệp, nước giúp làm mát hệ thống máy móc, nhà xưởng, là nguyên liệu quan trọng cho lò hơi công nghiệp. Có thể nói, nước hiện hữu một cách vô hình ngay cả trong những vật dụng thường ngày.

Nước là một mắt xích, có nhiều tác động quyết định tới môi trường sống. Con người và các loài sinh vật khác bao đời nay vẫn luôn sử dụng và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên nước sẵn có trên Trái Đất. 

Song, áp lực do dân số thế giới ngày càng tăng đã dần đẩy nguồn tài nguyên có hạn này đến bờ vực cạn kiệt.

Nước trong phong thủy và trong đạo đức học - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Văn hóa Phương Đông Nguyễn Quang Minh

Từ xa xưa, trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển theo từng cấp độ khác nhau, con người đã phát hiện ra rằng, mọi hành vi của loài người đều liên quan đến trật tự sáng - tối của Mặt trời - Mặt trăng, hay của hệ thống các vì sao. 

Bằng việc xác định vị trí các chòm sao mà người xưa có thể đưa ra dự báo thời tiết của năm sắp tới. Sao Bắc Cực phía bên trái có Chùm Thanh Long, bên phải là Chùm Bạch Hổ. Nếu như Chùm Thanh Long này ở đầu xuân mà hạ xuống thì năm đó nắng hạn. Nếu Chùm Bạch Hổ bên tay phải mà ngẩng lên thì năm đó mưa nhiều.

Từ những yếu tố được đúc kết qua nhiều năm, người Á Đông có thể đưa ra phương án canh tác phù hợp với điều kiện thời tiết trong năm ấy.

Người xưa cũng đã nhận ra rằng, muốn xây dựng một thể chế trường tồn, bền vững và dân sinh hưởng thái bình, ắt phải dựa trên những nguyên tắc cấp vào - thoát ra, hay theo quy luật của dân gian là “vào cha, ra mẹ”.

Điều này được áp dụng tương tự trong ngành Cấp - Thoát nước. Khi xây dựng các công trình cấp nước, thi công và kết thúc phải vào buổi sáng, còn các công trình thoát nước sẽ được thi công và kết thúc trong buổi chiều, bởi theo những căn cứ người xưa quan sát được, buổi sáng là mở, là vào, là cấp, là tiến, còn buổi chiều là lui, là thoát.

Như vậy, cấp thoát nước theo quan niệm của người xưa là một hệ thống xương sống chi phối mọi hoạt động của con người ở mặt triết học, hay tính thực tiễn. Việc tuân thủ những nguyên tắc trước sau như một, lấy nước ở đâu, trả lại về đó là một trong những điều kiện quan trọng quyết định sự phát triển, tồn vong của một quốc gia, một vùng miền, hay nhỏ hơn là một ngôi nhà.

Về phong thủy, bên trái Thanh Long là nơi đưa nước vào nhà, bên phải Bạch Hổ là đường thoát nước ra. Một ngôi nhà phải vào và ra theo đúng trật tự, như khi xây dựng một công trình khoa học trong hệ thống cấp thoát nước. Bên cạnh những thành tựu của khoa học hiện đại, chúng ta cần chú ý thêm những kinh nghiệm hàng nghìn năm được đúc kết từ lúc thô sơ nhất, bởi vì không có cái thô sơ ngày hôm qua sẽ không có những công trình hiện đại hôm nay.

Trong nhiều giai đoạn lịch sử, bước đầu khi chọn kinh đô lập quốc là phải tính được đường nước vào, và bước cuối cùng để hoàn thiện phải tính được đường nước ra. Tất cả các trục vào - ra này được xác định đúng theo nghĩa “vào cha, ra mẹ”. 

Đây cũng là nguyên tắc được áp dụng trong vận hành nước của kinh thành Thăng Long xưa. Tài khí của một quốc gia cũng được quyết định bởi chính vị trí kinh đô của quốc gia đó.

Các chuyên gia phong thủy ở nhiều thời kỳ đã thừa nhận rằng, kinh thành Thăng Long là nơi có nước ngọt nhất, trong tất cả các châu không có châu nào ngọt hơn. 

Nước ở đây ngọt bởi hai yếu tố. Một là, nơi đây nằm trên dải đồng bằng sông Hồng, được thẩm thấu toàn bộ các hương liệu của nước phù sa sông Hồng.

Hai là, nước thuộc Thủy, ngọt thuộc Thổ mà “Sơn quản nhân, Thủy quản tài”, ắt đất này nhân tài mới có.

Đây cũng chính là nguyên nhân cho đến nay chúng ta vẫn giữ Hà Nội là Thủ đô.

Qua những yếu tố trên, ta mới thấy Cấp - Thoát nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một quốc gia. Chính các bậc cha ông ta ngày xưa đã rất lưu tâm đến vấn đề này.

Trên thực tế, cấp thoát nước có tắc thì con người vẫn có thể tồn tại, nhưng giai đoạn nào quan tâm đến khâu này thì giai đoạn đó sẽ hưng thịnh. Giai đoạn nào cẩu thả, không cho nó là điều quan trọng, ắt sẽ gặp nhiều khó khăn.

Khái niệm Thủy Chung trong đạo đức học

Ngày xưa, người ta quan niệm giữa đất và nước, tức Thổ và Thủy, là hai yếu tố quyết định sự sống còn, sự tồn tại của nhân loại. Đất hay Sơn là Thổ, nước là Thủy. Sơn quản nhân, Thủy quản Tài, có lẽ còn quan trọng hơn sự gắn bó của đất và nước tạo nên thế giới. Cho nên họ coi yếu tố thủy chung là một nghĩa gắn kết, nước không thể xa rời đất - đất không thể thiếu nước.

Đây là một kết cấu quan trọng của các thuộc tính vật chất sống còn. Sự ví von này không chỉ là phong thủy học, không phải là ngôn ngữ học hay đạo đức học mà nó là sự trước sau của cuộc đời. Bất kì một sự thiếu trước sau nào, nếu có nước mà không có đất thì tiền bạc cuối cùng cũng mất hết, sẽ là sự bần hàn, khi tồn tại vật chất cũng trở nên hoang phí.

Nước trong phong thủy và trong đạo đức học - Ảnh 3.

Do vậy, cái tính trước sau, cái sự nhường nhịn, sự bao dung của đất và nước là một khái niệm triết học quan trọng. Nó còn là một thực tiễn đã, đang và sẽ mãi mãi tồn tại từ thế kỷ đầu của nhân loại cho đến mãi mãi, và sự thủy chung đó được đưa vào mọi ngóc ngách trong đời sống, từ tình yêu, tình người, tình quê hương đến tình đất nước. Nếu như thủy chung không còn, thế giới sẽ không tồn tại bất cứ điều gì. Chắc chắn khi để mất nó, nhân loại và từng cá nhân sẽ phải trả giá đắt cho sự không biết trân quý những điều mà cuộc sống đã ban tặng

Khi bàn về sự Thủy Chung, người ta lấy yếu tố Thủy làm đầu bởi thủy là tài khí, là tiền bạc, là lợi ích. Chung là tâm, là nhân, là đất, là núi, là quần tụ của con người với con người. Nếu như chỉ vì lợi ích mà để mất tâm, mất nhân thì sẽ mất hết. Do vậy Thủy được nhấn mạnh là yếu tố đi đầu, song không thể thiếu nhân được, không thể thiếu đất. Đất và nước luôn bình đẳng, cân bằng, hài hoà, đảm bảo cho sự vững chắc. Chỉ cần nước xa rời nhân, tức là thiếu cái chung thủy, thiếu một sự trước sau thì không thể tồn tại. 

Người ta đã mách bảo cho nhau đây là chân lý, là tính tất yếu, không chỉ là tất yếu của phương Đông, của kinh nghiệm truyền thống, mà nó phản ánh ngay trong chính con người chúng ta với nhau. Do vậy sự thiếu thủy chung, thiếu trước sau là một yếu tố tồi tệ nhất mà loài người và mỗi chúng ta phải rèn luyện, và bắt buộc phải sửa chữa sai lầm khi có. 

Một lần nữa ta thấy, yếu tố đạo đức học trong đời sống con người là khi lấy Nước (Thủy) làm đầu, nhưng cũng chính đạo đức học bắt con người phải giữ bằng được sự tinh tuyền của nước, sự trong sáng trước sau của nước. Ở đâu làm được, ở đó có thành công.

Tác giả:
Nhà nghiên cứu Văn hóa Phương Đông Nguyễn Quang Minh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Danh sách đề nghị xét công nhận chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư ngành Xây dựng - Kiến trúc năm 2024

Danh sách đề nghị xét công nhận chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư ngành Xây dựng - Kiến trúc năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố Danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024.

Vietnam Water Week 2024 hướng tới An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập của ngành Nước

Vietnam Water Week 2024 hướng tới An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập của ngành Nước

Lũ lụt, hạn hán ngày càng dữ dội là "tín hiệu báo động" về những gì sắp xảy ra khi biến đổi khí hậu khiến vấn đề cung cấp và sử dụng nước trên toàn cầu trở nên khó lường hơn. Do đó, "Phát triển ngành Nước Việt Nam - An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập" sẽ là chủ đề chính của Vietnam Water Week 2024.

Thông tin báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam

Thông tin báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam

Ngày 08/10/2024, tại Hà Nội, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin giới thiệu thông tin báo chí về sự kiện này.

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Những ngày này, mỗi nẻo đường của Hà Nội đều rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Cờ hoa rực rỡ, lòng người phấn khởi nhắc nhở chúng ta về dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

SAWACO hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang

SAWACO hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang

Cuối tháng 9/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã phối hợp cùng Hội bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM tổ chức đoàn đến thăm và hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho 200 bệnh nhân nghèo ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Doanh nghiệp 30/09/2024
Tiền phong Nam: Hành trình 17 năm khẳng định vị thế

Tiền phong Nam: Hành trình 17 năm khẳng định vị thế

Ngày 27/9/2007, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam (Tiền Phong Nam) chính thức thành lập, bắt đầu một hành trình 17 năm phát triển với nhiều thách thức và thành công.

Doanh nghiệp 27/09/2024
Hợp tác giữa Ngân hàng ADB và VWSA: Xác định khoảng trống và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành Nước

Hợp tác giữa Ngân hàng ADB và VWSA: Xác định khoảng trống và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành Nước

Theo chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tỷ lệ lao động nữ tham gia làm việc và lãnh đạo doanh nghiệp ngành Nước, đưa ra các quyết định quan trọng chiếm chưa đến 17%. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò nữ giới trong các hoạt động ngành Nước, lấp đầy khoảng trống về bình đẳng giới.

Doanh nghiệp ngành Nước chung tay hỗ trợ đồng bào ảnh hưởng bởi Bão số 3

Doanh nghiệp ngành Nước chung tay hỗ trợ đồng bào ảnh hưởng bởi Bão số 3

Trước những hậu quả do cơn bão số 3 gây ra, các doanh nghiệp, hội viên Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã chung tay quyên góp, ủng hộ chính quyền và người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Trao giải cuộc thi ảnh “Nét đẹp ngành Cấp nước thành phố Hồ Chí Minh”

Trao giải cuộc thi ảnh “Nét đẹp ngành Cấp nước thành phố Hồ Chí Minh”

Hướng tới kỷ niệm 150 năm ngành Cấp nước Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Báo Phụ nữ TP.HCM phối hợp với Tổng Công ty SAWACO tổ chức cuộc thi ảnh “Nét đẹp ngành Cấp nước thành phố Hồ Chí Minh”. Trải qua vòng thi sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức đã trao giải cho các cá nhân xuất sắc.

Doanh nghiệp 19/09/2024
Top