
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuất"Dặm đầu tiên" huyền thoại của Appian Way được cho là nằm dưới lòng đất khoảng 8 mét bên cạnh Nhà tắm cổ Caracalla, nhưng nỗ lực kéo dài hàng tháng để khai quật nó sắp bị bỏ dở có thể ngay từ tuần bắt đầu hôm 23/1, bản tin Reuters ngày 25/1 cho hay.
Các cuộc khai quật đã đạt đến độ sâu 5 tới 6 mét, nhưng "một dòng nước ngầm rất mạnh đã ngăn chúng tôi đi sâu hơn", Giáo sư Riccardo Santangeli Valenzani ở Đại học Roma Tre nói với các phóng viên.
Đồng tiền thời Trung cổ được tìm thấy trong quá trình khai quật. (Ảnh: Bộ Văn Hóa Ý cung cấp cho Reuters)
Valenzani giải thích rằng các máy bơm đang hoạt động 24/7 để hút sạch nước khỏi khu vực đào và tạo điều kiện để khám phá, nhưng chúng sẽ không đủ mạnh nếu cuộc khai quật tiến sâu hơn.
Tuy nhiên, cuộc khai quật vẫn chưa được coi là một thất bại vì nó đã tiết lộ những dấu vết quý giá của cuộc sống từ thế kỷ thứ 2 đến cuối thế kỷ 18, bao gồm một bức tượng La Mã cổ đại và một trong những đồng xu sớm nhất được đúc bởi một giáo hoàng, từ khoảng năm 690 đến 730.
Công nhân làm việc trong quá trình khai quật tìm dấu vết đường Appian. (Ảnh: Bộ Văn Hóa Ý cung cấp cho Reuters)
"Khoảng cách 8 mét dưới chân chúng tôi bằng với một tòa nhà ba tầng và là kết quả của 3.000 năm lịch sử của thành phố", Daniele Manacorda, một giáo sư khác tham gia dự án, cho biết.
Trong nỗ lực cuối cùng để tìm dấu vết những viên đá đầu tiên ở Appian Way, các nhà khảo cổ sẽ lấy mẫu của những gì còn sót lại chưa được khai quật thông qua một mũi khoan lõi trước khi lấp địa điểm.
Con đường Appian Way được đặt tên theo Quan tòa Appius Claudius Caecus, người đã bắt đầu và hoàn thành đoạn đầu tiên của con đường vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.
Vào thời cổ đại, nó được biết đến với cái tên "regina viarum", hay "nữ hoàng của những con đường", do tầm quan trọng của nó kết nối Rome với Brindisi, một cảng ở mũi phía Đông Nam của Ý có đường biển đến Hy Lạp và các nơi khác ở phía Đông Địa Trung Hải.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Hungary vừa có buổi gặp gỡ, bàn bạc kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Được sự giới thiệu của Đại sứ quán Bỉ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ nhằm kết nối và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước.
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.