
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtĐến nay, các công trình thủy lợi của tỉnh chỉ mới đáp ứng được hơn 10% trên tổng diện tích cây trồng và chủ yếu phục vụ cho các vùng sản xuất cây hằng năm, đặc biệt là các cánh đồng lúa. Theo đó, tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh với gần 170 ngàn ha phần lớn sử dụng nguồn nước trời, giếng đào, giếng khoan để tưới. Như vậy, sản xuất cây trồng của tỉnh đang bị phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước trời và nước ngầm.
Hằng năm, mỗi khi vào cao điểm mùa khô, nông dân lại đua nhau khoan giếng để có nước sinh hoạt và chống hạn vì sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Đồng Nai đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước ngầm. Vài năm trước, mỗi nhà vườn chỉ cần khoan từ 1-2 giếng khoan là đáp ứng nhu cầu sản xuất vì nguồn nước khoan vẫn khá dồi dào. Hiện nay, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do nguồn nước ngầm đang dần cạn kiệt. Trong đó, ngay cả những cánh đồng sản xuất có nguồn nước thủy lợi, nông dân vẫn khoan giếng vào mùa khô hạn.
Ông Lê Ngọc Chánh, nông dân trồng lúa tại xã Xuân Thọ (H.Xuân Lộc) cho biết, tuy cánh đồng lúa ở vùng này chủ yếu dựa vào nguồn nước tưới của hệ thống thủy lợi nhưng đa số nông dân ở đây đều khoan thêm giếng để chủ động hơn về nguồn nước tưới vào mùa khô khi kênh mương cạn nước. "Gia đình tôi có gần 2ha ruộng lúa nhưng vẫn phải đầu tư thêm 3 giếng khoan để có nước tưới trong mùa khô. Mùa khô năm nay, do nguồn nước ở nhiều giếng khoan cạn kiệt nên có một số hộ nông dân lại tính chuyện khoan thêm giếng mới” - ông Chánh nói.
* Có nước máy, vẫn dùng nước ngầm
Theo Sở TN-MT, đến nay, 16 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác nước ngầm đã ngưng khai thác, tiến hành đấu nối sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 3 giấy phép khai thác nước ngầm do Bộ TN-MT cấp phép cho doanh nghiệp và tổ chức hiện vẫn đang tiếp tục khai thác bất chấp đã có nguồn cung nước máy với sản lượng lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.
Trong số này, Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị và khu công nghiệp IDICO là đơn vị có sản lượng khai thác lớn nhất, với hơn 33 ngàn m3/ngày. Nguồn nước ngầm doanh nghiệp này khai thác được bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại 2 khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 5 sử dụng.
Ông Ngô Dương Đại, Giám đốc Công ty CP Cấp nước Nhơn Trạch cho hay, các khu công nghiệp trên địa bàn H.Nhơn Trạch, trong đó có 2 khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 5 đã được cung cấp nước máy từ năm 1997. Tuy nhiên, đến nay, các doanh nghiệp vẫn mua nước ngầm từ đơn vị đầu tư hạ tầng thay vì mua nước máy để sử dụng. "Công suất thiết kế của nhà máy có thể cung cấp khoảng 80 ngàn m3 nước máy/ngày. Tuy nhiên, hiện nhà máy mới chỉ hoạt động được hơn 50% công suất. Bởi nếu tăng công suất thì chúng tôi không biết bán nước cho ai” - ông Ngô Dương Đại cho hay.
Cũng theo ông Ngô Dương Đại, nguyên nhân khiến đơn vị kinh doanh hạ tầng "chần chừ” thay thế nước ngầm bằng nguồn nước máy chủ yếu do lợi ích kinh tế. Bởi, với giá bán nước phục vụ sản xuất công nghiệp hiện nay là 11.500 đồng/m3, việc khai thác nguồn nước ngầm giá thành chỉ bằng một nửa.
Trong khi đó, theo Sở TN-MT, do đây là các giấy phép do Bộ TN-MT cấp và vẫn còn thời hạn nên Sở cũng đã có kiến nghị Bộ không gia hạn, cấp mới hoặc điều chỉnh các giấy phép này khi hết thời hạn.
* Nhiều địa phương khai thác nước ngầm vượt mức an toàn
Theo Sở TN-MT, trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm trên địa bàn tỉnh đạt gần 6 triệu m3/ngày; trữ lượng khai thác an toàn (40% trữ lượng tiềm năng) là hơn 2 triệu
m3/ngày. Hiện nay, mỗi ngày, trên địa bàn tỉnh khai thác, sử dụng gần 1,4 triệu m3 nước ngầm/ngày, chưa vượt mức khai thác an toàn.
Theo Phó giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Ngọc Hưng, xét riêng từng địa bàn, hiện đã có 4 địa phương khai thác nước ngầm vượt mức an toàn gồm: TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh và 2 huyện Nhơn Trạch, Long Thành. Mục đích khai thác nước ngầm hiện chủ yếu vẫn phục vụ cho mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và một phần cho sản xuất công nghiệp.
UBND tỉnh đã có chủ trương hạn chế hoặc ngưng khai thác nước ngầm, đặc biệt là cho mục đích sản xuất công nghiệp tại những khu vực đã có nguồn nước máy hoặc nước mặt thay thế. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất vẫn tồn tại khá phổ biến. "Tính riêng tại H.Nhơn Trạch, việc khai thác nước ngầm đang đáp ứng gần 83% nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn” - ông Nguyễn Ngọc Hưng cho hay.
Tại một số địa phương khác như Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, việc khai thác quá mức cũng đang khiến cho nguồn nước ngầm đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt. Ông Huỳnh Tấn Thìn, Phó chủ tịch UBND H.Cẩm Mỹ cho hay, hiện nay do nguồn nước ngầm trên địa bàn cạn kiệt nên nhiều khu vực xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào mùa khô. Ngoài ra, nguồn nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và cung cấp cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cũng rất khó khăn.
Trong năm 2019, Đồng Nai đã cấp 159 giấy phép thuộc lĩnh vực tài nguyên nước, cụ thể: 1 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; 5 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 68 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; 8 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; gia hạn 4 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và cấp 77 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. |
Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Sáng ngày 26/6/2025, Công ty Nước sạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ y sinh và môi trường đã tổ chức khóa tập huấn về Thông tư số 52/2024/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy đinh kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ 01/7/2025.
Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Ngày 24/6/2025, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức có công văn số 117/CV-TCXD xác nhận tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Tuần lễ Nước Việt Nam 2025 (Vietnam Water Week 2025).
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.