Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nước lành chim đậu

31/01/2023 10:34

Tết đến, xuân về, vạn vật trở mình. Khoảng thời gian đầu tháng 2 thường vẫn còn lạnh, nhưng giá rét đã rút lui nhường chỗ cho hơi ấm nhẹ cùng từng đợt mưa phùn ẩm ướt. Dưới đất, cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Trên trời, những cánh én vốn biến mất trong mùa đông giờ đây lại thấp thoáng trở về.

Nước lành chim đậu - Ảnh 1.

Én là một trong nhiều loài chim di cư vào mùa lạnh. Tập tính này có thể được hiểu theo một cách đơn giản - vì thấy lạnh, đàn chim sẽ tìm chỗ ấm áp để sống tạm. Nhưng qua nhiều năm tiến hoá, chặng đường di cư của chim chóc như thể đã được mã hoá vào chính bộ gen của chúng. Đàn chim dựa vào sự ổn định của chu kỳ thời tiết và môi trường sống ở những điểm dừng chân để thực hiện chuyến bay này hằng năm vô cùng đều đặn.

Miền Bắc Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng của loài cò mỏ thìa, một loài chim nước ngọt từ vùng gần cực Bắc. Vào khoảng tháng 10 đến tháng 4 hằng năm, cò mỏ thìa bay từ khu vực tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc qua các điểm nghỉ ngơi dọc bờ đông nước này.

Trong những năm gần đây, khu vực đồng bằng sông Hồng cũng được loài chim này tìm đến. Chúng dành 6 tháng ở miền Nam ấm áp để kiếm ăn và tìm bạn tình, sau đó, trở lại phía Bắc để làm tổ và đẻ trứng.

Cò mỏ thìa chỉ nghỉ ngơi ở những vùng đất ngập nước hoặc rừng ngập mặn, nên việc nâng cao nhận thức về loài chim này đã khiến giới chức trách và các tổ chức vì môi trường chú tâm hơn tới việc bảo vệ hai loại hệ sinh thái nước đặc biệt này.

Từ khi loài chim này được phát hiện vào đầu những năm 1990, dân số cò mỏ thìa đã tăng lên từ vài trăm đến hơn 2.000 con. Tổ chức bảo tồn chim quốc tế BirdLife International ghi nhận, sự hồi sinh của loài chim này nhờ vào một phần nỗ lực không nhỏ trong việc bảo vệ các khu rừng ngập mặn và đất ngập nước của các quốc gia nằm dọc đường chim bay Đông Á - Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, cò mỏ thìa cùng nhiều loài chim di cư quý hiếm khác lấy hai điểm, Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải và Vườn quốc gia Xuân Thủy làm trạm dừng nghỉ. Chỉ riêng khu dự trữ sinh quyển Tiền Hải đã có hơn 100 loài thực vật làm thức ăn cho các loài chim, 43 loại cây làm thuốc, 113 loài côn trùng và 37 loài lưỡng cư, bò sát.

Nước lành chim đậu - Ảnh 2.

Ngoài việc tạo điều kiện sống tốt cho các loài động, thực vật, việc bảo vệ và phục hồi các môi trường ngập nước, rừng ngập mặn như Tiền Hải và Xuân Thủy còn mang lại nhiều lợi ích cho con người. Rừng ngập mặn có khả năng hạn chế xâm nhập mặn do nước biển dâng. Còn vùng lõi của các khu vực đất ngập nước giúp điều hòa khí hậu, dự trữ nước cho mùa mưa và cải thiện chất lượng nước ngầm. Đây là những lợi ích không thể thiếu đối với một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu như Việt Nam.

Những khu vực rừng ngập mặn và đất ngập nước dọc đường bay của cò mỏ thìa cần tiếp tục được phục hồi và bảo vệ. Nếu không có thức ăn và điểm nghỉ ngơi tốt trên chặng di cư này, chúng sẽ chết. Nói cách khác, chim di cư chính là hệ thống đánh giá nhạy bén nhất đối với sức khỏe của các hệ sinh thái trên Trái Đất.

Chim chóc và con người

Với cơ thể nhỏ bé, các loài chim như hoàng yến hay chim sẻ thường khá nhạy cảm với những thay đổi cực đoan trong môi trường. Từ lâu, con người đã tận dụng đặc tính này của chúng để cảnh báo bản thân trước những mối nguy hiểm không tự cảm nhận được.

Tại các khu vực đô thị ngày nay, phần lớn những loài chim còn chung sống với chúng ta thường là các loài gây hại, mang lại nhiều phiền phức cho con người. Chim bồ câu, sáo đá xanh và sẻ nhà là ba loài chim thành thị phổ biến ở Châu Âu. Chúng đã học cách chung sống và tận dụng những tài nguyên có sẵn ở thành phố. Đặc biệt, nhờ vào chúng ta, dân số bồ câu đã trở nên vô cùng đông đảo và thờ ơ với con người.

Để trả lại sự cân bằng giữa hai thế giới chim chóc và con người, nhiều thành phố đã duy trì các không gian xanh để thu hút chim. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các điểm như Thảo Cầm Viên, Dinh Thống Nhất, Công viên Đầm Sen đã được quy hoạch để bao gồm những loài thực vật bản địa có sự đa dạng cao về thành phần loài chim.

Nước lành chim đậu - Ảnh 3.

Hay tại New York, Hoa Kỳ, nghệ sĩ Anina Gerchick đã cùng nhà khoa học Giselle Herrera sáng tạo ra những không gian xanh đặc biệt cho một số loài chim quý hiếm ngay trong thành phố. Theo Herrera, việc sử dụng không gian nghệ thuật trên là cơ hội để nghiên cứu khoa học bứt phá, giúp ta hiểu hơn về tầm quan trọng của các mảng xanh đô thị trong việc duy trì đa dạng sinh học.

Mỗi loài chim đều có một ý nghĩa đặc biệt. Như cánh én và mùa xuân, chúng thường là những cặp hình ảnh không thể tách rời. Với quá trình đô thị hóa của con người, sự xuất hiện của loài chim này giờ đây không chỉ báo hiệu cho một năm mới, mà còn cả sự chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

Tác giả:
Hoàng Mai
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công bố Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2024; trong đó có danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc.

Tập đoàn Bình Minh Việt ra đời từ lòng tự tôn dân tộc

Tập đoàn Bình Minh Việt ra đời từ lòng tự tôn dân tộc

Sẵn sàng từ bỏ sự ổn định về kinh tế để dấn thân vào một hành trình mới với tinh thần dân tộc và khát vọng nâng tầm thương hiệu Việt, Tập đoàn Bình Minh Việt (BVG) quyết tâm đặt mục tiêu trở thành thương hiệu quốc gia, định hình doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp 20/07/2024
EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

Rút kinh nghiệm từ Euro 2020, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã bố trí các loại nước “thân thiện” hơn với sức khỏe con người tại các buổi họp báo ở vòng chung kết Euro 2024 nhằm tạo sự cân bằng giữa giá trị thương mại và mối quan tâm của công chúng.

Nghe nhìn 16/07/2024
Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Sáng 10/7/2024, tổ công tác ADB - VWSA đã bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nhằm giới thiệu và tập huấn nội dung khảo sát chuyên sâu về GEARS.

Văn hóa nước 11/07/2024
Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Kỷ niệm 35 năm thành lập Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM – HUFO (29/7/1989 - 29/7/2024), hơn 20 đại diện ngoại giao và 30 tổ chức thành viên đã gắn biển khánh thành Vườn thông Hữu nghị tại Công viên văn hoá lịch sử Suối Tiên, biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị, cùng nhau bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Đồng hành chăm lo sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội

Đồng hành chăm lo sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội

Chiều 6/7/2024, tại Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tân Hưng (Bình Phước), Khối thi đua 12 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cụm Xây dựng – Giao thông - Thành Đoàn TP.HCM đã cùng huyện Đoàn Đồng Phú tổ chức Chương trình An sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng năm 2024.

Doanh nghiệp 08/07/2024
Sôi nổi các hoạt động giao lưu giữa các công ty cấp nước khu vực Bắc Trung Bộ mở rộng 2024

Sôi nổi các hoạt động giao lưu giữa các công ty cấp nước khu vực Bắc Trung Bộ mở rộng 2024

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày hội Gia đình HueWACO lần thứ III năm 2024”, từ ngày 27 – 28/6/2024, tại thành phố Huế, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đăng cai tổ chức Hội thao – Hội diễn văn nghệ CLB các Công ty cấp nước Bắc Trung bộ mở rộng lần thứ II.

Doanh nghiệp 28/06/2024
VWSA họp chuẩn bị tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam (Vietnam Water Week 2024)

VWSA họp chuẩn bị tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam (Vietnam Water Week 2024)

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa tổ chức cuộc họp với đại diện VIETFAIR nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam (Vietnam Water Week 2024).

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Theo bà Halla Maher Qaddumi, Chuyên gia kinh tế cấp cao về ngành Nước, Ngân hàng Thế giới (WB), để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030, Việt Nam cần chi phí khoảng 9 tỷ USD, tương đương 213.948 tỉ đồng.

Top