Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

“Nước ảo” quản lý nước thật

28/05/2024 16:44

Phương pháp “nước ảo” trong canh tác và chế biến cây trồng đang làm rõ và có thể giúp thay đổi sự khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức trong nông nghiệp Việt Nam.

Phương pháp tính toán khoa học

Khái niệm "nước ảo" lần đầu tiên được nhà khoa học người Anh John Anthony Allan giới thiệu vào năm 1988. Ban đầu, người ta coi đây là một kiểu tính toán trẻ con, kém thuyết phục. Nhưng 20 năm sau đó, chính phương pháp tính toán lượng nước năm nào đã mang về cho nhà khoa học John Anthony Allan giải thưởng Nước Stockholm.

Theo GS. John Anthony Allan, "nước ảo" không phải là lượng nước tồn tại trong sản phẩm mà là nước được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Nhờ cách tính toán này, những con số kết quả đã khiến công chúng không khỏi giật mình.

Theo Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, trường Đại học Nebraska (Mỹ), một con bò sữa có từ 30 đến 40 tháng để sản xuất sữa trước khi bị giết lấy thịt. Trong thời gian đó, con bò sẽ cần uống khoảng 79.080 lít nước. Ngoài ra, nước ảo cũng có mặt trong thức ăn cho bò, một phần không nhỏ trong đó là cỏ tươi.

Quá trình từ sữa tạo thành pho-mát còn một số công đoạn cần sử dụng đến nước ngọt, nhưng không nhiều. Sau khi người làm pho-mát nhận được lượng sữa bò với chất lượng phù hợp, họ sẽ bắt đầu chế biến chúng sao cho đủ tiêu chuẩn để trở thành pho-mát. Các công đoạn sau đó sử dụng các enzyme và axit khác nhau để cho ra miếng pho-mát thơm ngon nhất.

Từ việc trồng cỏ, nuôi bò, cho đến sản xuất sữa, rồi cuối cùng là chế biến chắt lọc ra một miếng pho-mát, tổng lượng nước ảo sử dụng cho việc sản xuất ra nửa cân pho-mát ước tính lên tới 10.000 lít nước. Con số này được Adam van Bergeijk, chủ một doanh nghiệp sản xuất pho-mát tại bang Ontario, phía Tây Nam Canada chia sẻ với đài CBC năm 2019.

Thêm vào đó, “nước ảo” có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thương mại và nghiên cứu trên toàn cầu, đặc biệt là những khu vực khan hiếm nước. GS. John Anthony Allan đã chỉ ra việc nhập siêu “nước ảo” thông qua lương thực và hàng hóa sẽ giảm bớt sức ép cho những khu vực thiếu nước. Chẳng hạn thay vì sử dụng nguồn nước khan hiếm tại sông Jordan, Israel đã nhập khẩu đến 80% lương thực vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên do tiết kiệm nước.

Nhờ lý thuyết "nước ảo", người ta phát hiện những quốc gia như Mỹ, Argentina và Brazil xuất khẩu hàng tỷ mét khối nước trong khi các nước như Nhật, Ai Cập và Italia lại nhập hàng tỷ mét khối nước mỗi năm.

Tuy nhiên, theo ông Koos Neefjes, Giám đốc & Chuyên gia về biến đổi khí hậu tại Climate Sense, "Trong quá trình ấy còn nhiều bước manh mún, không đáng để theo dõi lượng nước trong đó. Muốn nghiên cứu nước ảo trong loại mặt hàng nào cũng vậy",

Trong buổi trao đổi với phóng viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam về chủ đề nước ảo, ông lấy ví dụ về miếng pho-mát để minh họa sự phức tạp của việc đo lường lượng nước ảo trong bất cứ loại sản phẩm nông nghiệp nào.

Do đó, tại Việt Nam, khái niệm này vẫn có phần lạ lẫm. Dẫu vậy, trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, kéo theo tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng đã khiến khái niệm "nước ảo" thực sự được đưa vào nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm phát huy tính hữu ích trong quản lý tài nguyên nước.

Theo ông Koos Neefjes, thông tin cần thiết đưa vào nghiên cứu tổng quan về nước ảo tại Việt Nam là rất lớn, nên ta cần chọn ra những mặt hàng nông nghiệp quan trọng nhất, như lúa, cà phê hay thủy sản, để đưa vào nghiên cứu này.

“Nước ảo” quản lý nước thật- Ảnh 1.

Nước ảo là phương pháp tính toán lượng nước hữu ích giúp tiết kiệm nước. Ảnh: Aqua

Quản lý nước hiệu quả trong thực tế

Tại Việt Nam đã có những nơi áp dụng hiệu quả phương pháp nước ảo để thống kê chính xác lượng nước sản xuất các mặt hàng nông nghiệp khác nhau. Trong đó, việc canh tác và sản xuất cà phê ở Tây Nguyên là một trong những trường hợp điển hình.

Vốn phù hợp với thổ nhưỡng, tiểu vùng khí hậu và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã nhanh chóng gia tăng diện tích các loại cây nhiều nước tưới như cà phê và hồ tiêu. Đến nay, diện tích trồng cà phê ở đây đạt khoảng 680.000 héc-ta, trong đó diện tích kinh doanh là hơn 630.000 héc-ta, với sản lượng cà phê nhân đạt hơn 1,7 triệu tấn/năm, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT).

Tuy nhiên, khác với khuyến nghị cơ bản của Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) là lượng nước cần tưới cho một cây cà phê Robusta là 400 - 500 lít/cây/lượt đối với cây trưởng thành; thì nông dân vùng Tây Nguyên thường sử dụng đến 700 lít nước cho mỗi cây, mỗi lần tưới. Điều này đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt lượng nước tưới tiêu. Bà con nông dân buộc phải liên tục đào thêm nhiều giếng và bơm nước sâu hơn.

Thói quen tưới tiêu không hiệu quả đi kèm sự tăng trưởng diện tích cà phê hằng năm vượt quá quy hoạch đã khiến nguồn nước ngầm ở Tây Nguyên dần bị suy giảm. Theo số liệu đánh giá sơ bộ của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất toàn vùng Tây Nguyên rơi vào khoảng 11,8 triệu m3 mỗi ngày. Trữ lượng khai thác nước an toàn là khoảng 2,3 triệu m3/ngày, trong đó trữ lượng nước có thể khai thác bằng giếng khoan là khoảng 1,7 triệu m3/ngày để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp.

Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm. Do đó, phương pháp “nước ảo” được đưa vào tính toán. Theo báo cáo năm 2020 do Đại học Queensland (Australia) thực hiện về cà phê Việt Nam, các nhà khoa học đã chỉ ra sự khác biệt rõ ràng giữa thói quen tưới tiêu cà phê tại bốn tỉnh Tây Nguyên.

Tại Đắk Lắk và Gia Lai, nông dân trồng cà phê thường sử dụng nhiều nước hơn tiêu chuẩn do Bộ NN&PTNT đề xuất. Trong khi đó, nông dân tại tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng sử dụng ít hơn hoặc bằng với tiêu chuẩn sử dụng nước này.

Lượng mưa hằng năm tại Đắk Lắk và Gia Lai khá thấp, nên nông dân trồng tại đây cũng sử dụng nhiều nước tưới tiêu hơn. Ngoài ra, một bộ phận nhà nông vẫn giữ quan niệm rằng cây trồng được tưới càng nhiều sẽ càng cho ra nhiều quả.

Các nghiên cứu tương tự để đánh giá lượng nước ảo trong nông nghiệp là một phần giải pháp trong bài toán quản lý nguồn nước Tây Nguyên. Ngoài ra, cần có các dự án giúp thay đổi nhận thức và hành vi của các hộ nông dân nhỏ lẻ, thiếu kiến thức và khả năng truy cập công nghệ mới.

Một trong những dự án được tạo ra với mục tiêu trên là V-SCOPE do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) và công ty JDE tài trợ, Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam cùng các đối tác thực hiện. Dự án có sự tham gia của gần 300 nông hộ trồng cà phê và hồ tiêu, ICRAF nêu trong một thông cáo hồi tháng 6/2022.

Một trong những mục tiêu của dự án là cải thiện hiệu quả sử dụng nước ở cây cà phê và hồ tiêu tại Tây Nguyên. Hiện nay, dự án đang tiến hành thử nghiệm hệ thống đo lưu lượng dòng chảy trong thây cây để cung cấp thông tin thực về lượng nước tiêu thụ thực tế.

Một đời sống chất lượng nhưng tiết kiệm là cách thức bảo vệ nguồn nước đang ngày một cạn kiệt bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Nếu lãng phí một chén cơm hay vứt bỏ một món đồ còn hữu ích thì chính mỗi người trong chúng ta đang lãng phí công sức lao động và số lượng nước kết tinh ra vật phẩm đó. Đây mới chính là sự phát triển kinh tế bền vững mà mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam mong muốn và thực hiện.


Phương Thảo

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ngày 19/6/2024 tại khuôn khổ Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024 đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và Cơ quan Quản lý Nguồn nước Quốc gia Singapore (PUB) nhằm tăng cường hợp tác ngành Nước giữa hai bên.

Doanh nghiệp 21/06/2024
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Ký kết MOU hợp tác giữa Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu

Sáng 20/5/2024, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) đã thống nhất ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao năng lực quản lý cấp nước cho thành phố Hải Phòng.

Indonesia chủ trì tổ chức Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ X: “Nước vì Thịnh vượng chung”

Indonesia chủ trì tổ chức Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ X: “Nước vì Thịnh vượng chung”

Diễn đàn Nước Thế giới (WWF) lần thứ X được tổ chức tại Bali (Indonesia). Diễn đàn với chủ đề “Nước vì Thịnh vượng chung” sẽ có sự góp mặt của 35.000 đại biểu từ 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng nhiều nguyên thủ quốc gia.

Quốc tế 10/05/2024
An ninh nguồn nước là thách thức khẩn cấp nhất hiện nay

An ninh nguồn nước là thách thức khẩn cấp nhất hiện nay

Chỉ còn chưa đầy 6 năm nữa để hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững; thế giới vẫn còn ở quá xa so với các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là về các mục tiêu về nước. Các quốc gia cần có những bước tiến nhanh chóng và quyết liệt để hướng tới một thế giới an ninh về nước.

SAWACO hỗ trợ 40.000m3 nước cho bà con vùng hạn mặn tại tỉnh Tiền Giang

SAWACO hỗ trợ 40.000m3 nước cho bà con vùng hạn mặn tại tỉnh Tiền Giang

Ngày 26/4/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã hỗ trợ 40.000m3 nước cho bà con tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) - nơi đang phải gồng mình chống chịu hạn mặn.

Doanh nghiệp 27/04/2024
SAWACO chú trọng triển khai dự án trọng điểm nhằm đảm bảo cấp nước

SAWACO chú trọng triển khai dự án trọng điểm nhằm đảm bảo cấp nước

Thời gian qua, SAWACO luôn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm, đảm bảo đấu thầu cạnh tranh, công bằng, cấp nước an toàn, liên tục cho người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)

Doanh nghiệp 25/04/2024
Quản lý rủi ro về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Quản lý rủi ro về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

"Xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt hay ô nhiễm nguồn nước,... là những nguy cơ tiềm ẩn, tác động trực tiếp đến an ninh, an toàn và phát triển bền vững của ngành Nước Việt Nam", đó là chia sẻ của bà Hạ Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam về những thách thức hiện thời của ngành Cấp Thoát nước.

Diễn đàn 24/04/2024
Top