
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtMột vết tích khảo cổ học 40.000 năm tuổi cho thấy, loài người chúng ta luôn luôn hướng mình tới các vì sao, một nghiên cứu từ trường đại học Edinburgh năm 2018 cho biết.
Đây là điểm tương đồng của nhiều thế hệ, nhiều nền văn hóa trên thế giới. Giờ đây, khi công nghệ quan sát vũ trụ ngày càng tiên tiến, con người lại có một hoài bão lớn hơn là tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác. Hành trình này bắt đầu với việc xác định yếu tố quan trọng nhất của sự sống - nước.
Trên Trái Đất, cứ nơi nào có nước, nơi đó sẽ có sự sống.
Các nhà khoa học ước tính rằng, có tới 8,7 triệu loài sinh vật lớn nhỏ khác nhau, bao gồm cả động và thực vật, tồn tại trên Trái Đất. Hiện nay, ta mới chỉ xác định được khoảng 1,2 triệu loài, phần lớn trong đó là côn trùng. Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu loài sinh vật vẫn chưa được phát hiện.
Sự đa dạng sinh học trên Trái Đất không chỉ tập trung tại một điểm, mà rải rác khắp các châu lục và môi trường sống khác nhau. Tại những nơi ấm áp, độ ẩm cao như rừng nhiệt đới Amazon, ta thường thấy các hệ sinh thái phức tạp và đa dạng tồn tại chồng chéo theo từng lớp rừng. Mặc dù rừng chỉ che phủ 6% diện tích Trái Đất, nhưng đây lại là nơi tập trung hơn một nửa sinh vật sống trên hành tinh.
Những môi trường ít nước như sa mạc cũng đủ sức nuôi dưỡng các hệ sinh thái đặc thù. Lãnh nguyên, hay hệ sinh thái tại các cực, không có cây thân gỗ. Rải rác tại những nơi cao và trũng khác nhau là các cây bụi lùn, cây dạng cỏ và cây thân thảo. Còn tại những nơi lạnh giá và khắc nghiệt nhất là rêu và địa y.
Có thể thấy sự sống trên trái đất rất dồi dào và linh hoạt. Nước không chỉ là một nguồn tài nguyên quan trọng, nuôi dưỡng những sinh vật sống hiện nay, nó còn là chất xúc tác cho sự sống đầu tiên trên Trái Đất.
Một khám phá khoa học hồi đầu tháng 10 của trường đại học Purdue (Mỹ) đã tìm ra bằng chứng cho thấy các phản ứng hóa học hình thành sự sống có thể xảy ra trong môi trường nước. Theo thông cáo báo chí của trường, môi trường nước tinh khiết cho phép các axit amin nguyên thủy liên kết với nhau để tạo thành chuỗi peptide dài, một hợp chất cần thiết cấu tạo nên các sinh vật sống đầu tiên.
Kết quả nghiên cứu này đã giúp hóa giải một nghịch lý trong các giả thuyết trước đây về nguồn gốc hóa học của sự sống và khẳng định lại vai trò quan trọng của nước trong quá trình này.
Hành trình tìm kiếm nguồn gốc của sự sống không dừng lại tại hành tinh của chúng ta. Từ những năm 1970, cụm từ “goldilock zone”, hay “vành đai ấm áp” bắt đầu xuất hiện trong giới thiên văn học. Đây là cách gọi khác của khu vực xung quanh một ngôi sao có nhiệt độ phù hợp để duy trì nước dưới dạng lỏng. Trong hệ Mặt trời, Trái Đất là hành tinh duy nhất nằm trong “vành đai ấm áp” và vì thế, có nước để duy trì sự sống.
Khái niệm này dần dần được phát triển và hoàn thiện nhằm tìm kiếm các hành tinh khác có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã xác định, dải ngân hà của chúng ta có thể có tới 300 triệu hành tinh. Tính tới năm 2022, NASA đã phát hiện hơn 5.000 hành tinh khác nhau. Trong số đó, có ít nhất vài trăm hành tinh được xác định nằm trong vùng duy trì sự sống.
Giấc mơ của con người về các vì sao
Khác với những khám phá khoa học khác, quá trình tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ thường được ghi lại bằng cả tranh ảnh lẫn những bài báo khoa học chỉ mang tính hàn lâm. Điểm khác biệt này bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ trước, khi Hoa Kỳ và Liên Xô tham gia cuộc đua vũ trụ. Lúc ấy, các họa sĩ từ hai quốc gia này đã vẽ lên những khung cảnh huyền bí, kỳ diệu, miêu tả vũ trụ và các hành tinh trong trí tưởng tượng của họ.
Nhà phê bình hội họa Kornelia Boczkowska ở Đại học Adam Mickiewicz (Ba Lan) đã phân tích loạt tranh thuộc hai trường phái trên để chỉ ra sự khác biệt giữa chúng. Cô cho biết, các họa sĩ người Mỹ thường mô phỏng vũ trụ một cách sát thực và giống với ảnh chụp. Vì thế, các bức tranh thường có nhiều chi tiết về địa chất, địa hình của hành tinh đó, cũng như máy móc và sự hiện diện của con người.
Ngược lại, vũ trụ dưới góc nhìn của các họa sĩ Liên Xô thường mang đậm chất thơ. Họ dùng nét vẽ nhòe và màu sắc loang lổ để lột tả sự huyền bí và mờ ảo của một không gian nằm ngoài sức tưởng tượng của con người.
Trong bài phân tích, cô cho biết: “Mục tiêu của những bức họa này là truyền cảm hứng. Nó vừa là công cụ ghi chép lại những đột phá của ngành thiên văn học lúc bấy giờ, vừa để kích thích cho người xem một mong muốn được phiêu lưu, khám phá”.
Sau thời kỳ này, việc ghi chép và sáng tác về những phát hiện mới đã trở thành một truyền thống trong lĩnh vực thiên văn học. Từ đó, những môi trường có tiềm năng duy trì sự sống dần trở thành một tâm điểm sáng tạo.
Nguồn: NASA-JPL
Tuyến biên giới cuối cùng
Con người yêu thích ngắm nhìn vũ trụ và các vì sao bởi chúng khiến ta cảm nhận được một sự rộng lớn bất tận của vạn vật. Ta tò mò tìm kiếm vai trò của bản thân và chỗ đứng của nhân loại trong khung cảnh rộng lớn ấy.
Trong loạt áp phích do NASA công bố dưới tựa đề Nhìn về tương lai (Visions of the future), người xem có cơ hội chiêm ngưỡng và tưởng tượng về cuộc sống của con người trên những hành tinh khác. Mặt trăng Titan của sao Thổ, Europa của sao Mộc, hay hành tinh lùn Ceres đều là những “điểm đến” được miêu tả với tài nguyên nước là trọng tâm.
Titan có những dòng sông ngoằn ngoèo, Ceres là một trạm tiếp nước lẻ loi, còn tại Europa, một thành phố sầm uất nằm gọn dưới lớp băng đá.
Người họa sĩ đã hợp tác với các nhà khoa học để tái hiện lại một số thông tin và chi tiết đúng với các số liệu thiên văn học hiện nay. Trong bức tranh vẽ hành tinh Trappist-1e, người xem có thể thấy một bầu trời đầy sao. Những ngôi sao ấy đều có thật và đều nằm trên bầu trời của hành tinh này.
Từ những tác phẩm này, ta có thể thấy tầm quan trọng của nước trong sự sống vạn vật, kể cả trong một tương lai khi con người có thể phải sống trên những hành tinh khác. Chính vì vậy chúng ta cần bảo vệ nguồn tài nguyên nước quý giá, không chỉ để hy vọng, mà còn với một niềm tin Trái Đất mãi mãi là mái nhà của nhân loại.
Theo đó, Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam) tiếp tục nằm trong danh sách các tạp chí khoa học ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2025.
Sáng ngày 4/7/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã tổ chức lễ ký Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa hai đơn vị.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (19/5/1960 - 19/5/2025) đã diễn ra long trọng và thành công tốt đẹp. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin gửi tới các độc giả trên cả nước Thư cảm ơn của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.
Ngày 14/6/2025, gần 500 học sinh và phụ huynh tham gia buổi lễ tổng kết và trao giải cuộc thi vẽ tranh "Vẽ nước - Vẽ tương lai xanh" năm 2025 tại Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP.Thủ Đức).
Từ ngày 16 đến 17/6/2025, CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước Việt Nam đã tổ chức Phiên họp lần 2 năm 2025 tại Công ty CP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO).
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.