Nhiệt độ
Nghiên cứu: Các đồng bằng bên sông có nguy cơ bị chìm
Các đồng bằng ven biển có thể mất nhiều đất hơn so với hiểu biết trước đây do các con sông thay đổi dòng chảy theo thời gian, Smart Water Magazine đưa tin.
Bề mặt các đồng bằng thường chỉ là nhất thời, bởi phù sa mới trong dòng sông bù đắp cho sự sụt lún và giúp duy trì bề mặt đồng bằng cao hơn mực nước biển.
Đất ở các đồng bằng đang bị lún do hiện tượng nước biển dâng, sụt lún đất và nguồn cấp phù sa bị giảm, bản tin ngày 21/10 của Smart Water Magazine dẫn tin Tạp chí Hakai chuyên đăng tin về vùng ven biển cho hay.
Khai thác nước ngầm cho nông nghiệp và các thành phố đang phát triển là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sụt lún. Mặt khác, biến đổi khí hậu được cho là sẽ khiến dòng chảy phù sa tăng lên đôi chút khi lượng mưa gia tăng rửa trôi nhiều đất hơn vào các con sông, nhưng nó sẽ được bù đắp nhiều hơn nhờ các con đập, nơi giữ lại trầm tích.
Các đồng bằng bên sông trên khắp thế giới là nơi sinh sống của hàng tră triệu người, chẳng hạn như ở thành phố Kolkata ở đồng bằng sông Hằng, Bangkok ở đồng bằng Chao Phraya, hoặc Thượng Hải, một trong hàng chục thành phố lớn ở đồng bằng sông Dương Tử.
Các mô hình trước đây khi dự báo sự phát triển của đồng bằng đã so sánh tốc độ dâng của nước biển với sự lắng đọng trầm tích, giả định rằng trầm tích được trải đều trên đồng bằng.
Nhưng một nghiên cứu mới từ Viện Công nghệ California (Mỹ) do Austin Chadwick dẫn đầu đã phân tích sự lắng đọng trầm tích, có tính đến việc các con sông thay đổi dòng chảy định kỳ, chuyển hướng phù sa đến các khu vực khác nhau của đồng bằng được gọi là các thùy.
Kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng, trong khi đất mới được xây dựng trên các thùy đang hoạt động, các thùy không hoạt động không còn nhận được bất kỳ trầm tích nào và bắt đầu bị xói mòn, dần dần dẫn đến mất đất ở vùng đồng bằng.
Những dự báo của họ là tin tiêu cực đối với một số vùng đồng bằng được nghiên cứu. Sông Mississippi sẽ cần lượng phù sa nhiều gấp ba lần để duy trì vùng đất khô đồng bằng hiện nay.
Đồng bằng sông Danube sẽ cần lượng phù sa gấp 10 lần để duy trì.
Tuy nhiên, không phải tất cả các đồng bằng đều đối mặt với trường hợp đó.
Sông Hoàng Hà mang theo nhiều phù sa đến mức cứ 10 năm lại hình thành một thùy mới và các kỹ sư đã có thể chuyển hướng dòng sông, dù với chi phí cao, để gia tăng sự lắng đọng phù sa ở những khu vực được chọn, tối đa hóa việc xây dựng đất đai.
Tuy nhiên, những giải pháp này có thể không khả thi trong tương lai khi nước biển tiếp tục dâng.
Các kế hoạch xây dựng bất kỳ con đập mới nào đều phải đánh giá rủi ro và hậu quả đối với các vùng hạ lưu do việc vận chuyển phù sa bị thay đổi, trong khi hợp tác quốc tế rất quan trọng ở các vùng đồng bằng nơi trầm tích được chuyển đến bởi các con sông chảy qua nhiều quốc gia, chẳng hạn như sông Hằng hoặc sông Mê Kông.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Đọc thêm
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán
Chuyển đổi số đang đang trở thành xu thế không thể bỏ lỡ. Do đó, Công ty CP Cấp nước Thủ Đức đã và đang nỗ lực đổi mới các quy trình nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực tài chính kế toán.
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
SAWACO: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ
Xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, ứng dụng SCADA và giám sát từ xa để quản lý tập trung là một trong những hướng đi nổi bật của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) trong thời gian qua.
SAWACO phấn đấu tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030
Nhằm nâng cao chất lượng cấp nước đến người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm hướng tới tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030.
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Cấp nước Tân Hòa ứng dụng công nghệ, hướng đến nguồn năng lượng xanh
Hưởng ứng xu hướng sử dụng nguồn năng lượng xanh có thể tái tạo của toàn thế giới, Công ty CP Cấp nước Tân Hòa (Cấp nước Tân Hòa) thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV đã ứng dụng tấm pin năng lượng mặt trời vào công tác vận hành tủ điều khiển đồng hồ tổng DMA tại các phường trên quận Tân Bình và Tân Phú.
Thành phố Hà Nội vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá
Hà Nội vừa bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỉ lệ xử lý nước thải của Thủ đô lên 40%.
Nhựa Tiền phong: Sản phẩm tiên phong - Khát vọng nâng tầm
Trong bối cảnh mới, việc tìm kiếm những giải pháp đột phá trở nên cần thiết và "chất lượng" chính là yếu tố quyết định sự thành công và khả năng chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng đối với mỗi thương hiệu.