Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Phải tìm cách giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long

06/06/2017 00:00

Trong bối cảnh hạn, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt buộc Đồng bằng sông Cửu Long phải giữ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Đây cũng là chủ đề của Hội thảo “Giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long” được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Hà Lan và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức ngày 10/1 tại Cần Thơ.

Trong bối cảnh hạn, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt buộc Đồng bằng sông Cửu Long phải giữ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Đây cũng là chủ đề của Hội thảo “Giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long” được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Hà Lan và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức ngày 10/1 tại Cần Thơ.
 
 

Theo ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hội thảo nhằm hỗ trợ Chính phủ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng định hướng, chiến lược và đề xuất cụ thể về giải pháp giữ nước tiểu vùng trên đồng bằng phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Nội dung thảo luận tập trung vào thách thức về quản lý tài nguyên nước của vùng và xem xét khả năng xây dựng chiến lược giữ nước cho toàn khu vực; định hướng cho tương lai về quy hoạch kiểm soát lũ, quy trình vận hành hệ thống tưới tiêu cho vùng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Cùng đó là các giải pháp sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện từng địa phương và quan điểm của các tỉnh, thành trong việc đề xuất, lựa chọn ra giải pháp giữ nước tối ưu... 

[-]Phải[-]tìm[-]cách[-]giữ[-]nước[-]cho[-]Đồng[-]bằng[-]sông[-]Cửu[-]Long[-]

Đời sống của người dân các tỉnh ĐBSCL chưa bao giờ rơi vào cảnh ngột ngạt như hiện nay. Ảnh: Báo Nhân dân
 
Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, bà Nienke Trooster cho biết, Việt Nam và Hà Lan có mối quan hệ hợp tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Hiện Hà Lan cùng các đối tác phát triển đang nghiên cứu những bước tiếp theo để hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả nhất đối với những thay đổi đang diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hộ i thảo này sẽ giúp đạt đồng thuận về chiến lược giữ nước ở các tỉnh thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long - công cụ hữu ích giúp thay đổi khu vực này theo hướng tích cực. 
 
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về môi trường chia sẻ, từ năm 2001 đến năm 2012, diện tích lúa vụ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng bảy lần, đạt 470.000 héc ta. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích sản xuất lúa vụ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện ước đạt khoảng 800.000 héc ta. Việc các quốc gia thượng nguồn xây dựng đập thủy điện, nhất khu vực hạ lưu sông Mê Kông đã gây nhiều thiệt hại, làm giảm dòng chảy vào mùa kiệt, mất dinh dưỡng trong nước. Nay phải giật mình nhận ra giá trị rất lớn của lũ rất lớn. 
 
"Thị trường giờ không còn ủng hộ lúa gạo nữa vì nó không giúp người dân không thoát nghèo. Do đó, phục hồi chức năng của hai túi nước ở Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười để làm vùng đệm cho những tác động sắp tới là hướng đi đúng" - ông Thiện phân tích. 
 
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ cho rằng, trước đây do đặt an ninh lương thực là ưu tiên số một, sản xuất ra lúa gạo càng nhiều càng tốt nhưng lại không thể tăng thêm diện tích nên phải tăng vụ bằng cách xây dựng các ô đê bao khép kín để sản xuất lúa vụ ba. P hương pháp này thời gian đầu còn có hiệu quả do dưỡng chất trong đất vẫn còn nhưng trong bối cảnh dinh dưỡng đất đai ngày càng kiệt quệ, tác động của biến đổi khí hậu cộng với hoạt động của các nước thượng nguồn lên dòng chảy của sông Mê Kông thì cần phải thay đổi tư duy. Thay vì coi lũ là thiên tai nên tìm cách ngăn chặn hoặc thoát lũ ra biển và coi đó là tài nguyên cần giữ lại để đối phó những lúc có rủi ro của xâm nhập mặn, hạn hán. 
 
Theo ông Tuấn, có nhiều cách để tiếp cận vấn đề này. Về đối ngoại, vai trò của Ủy hội sông Mê Kông rất quan trọng trong việc dàn xếp chia sẻ nguồn nước. Đây là bài toán khó nhưng phải làm, cố gắng đến mức nào hay mức đó. Việc đầu tiên là phải chấm dứt việc mở rộng diện tích đê bao. Tiếp đến, chỗ nào làm lúa không còn hiệu quả, đất đai kiệt quệ, ô nhiễm quá mức thì dần dần bỏ đê bao; giữ lại những chỗ chưa xây đê bao khép kín; những vùng ngập sâu ở khu vực Đồng Tháp Mười thì phải giữ và không thoát lũ nữa. 
 
Cùng đó, phải nghĩ đến sinh kế của người dân trong vùng đất bị ngập lụt. Có thể nuôi cá mùa lũ ở vùng Tràm Chim (Đồng Tháp), Láng Sen (Long An)… để dân có điều kiện duy trì sinh kế. Các tỉnh ven biển được lợi từ việc các tỉnh phía thượng nguồn giữ nước và sau đó điều tiết giúp giảm xâm nhập mặn, có thể chia sẻ một phần lợi ích cho nông dân ở phía trên - ông Tuấn gợi ý. 
 
Việc phục hồi nguồn nước ngầm đang bị khai thác quá mức bằng cách những năm lũ lớn thì bơm nước ngầm xuống dưới đất cho dù hơi phức tạp về kỹ thuật và tốn kém chi phí, nhưng là việc phải làm. L iên kết vùng, chia sẻ nguồn nước phải trên tinh thần chia sẻ cả rủi ro và lợi ích; trước tiên thực hiện ở vùng Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang rồi sau đó mới mở ra toàn vùng, chứ không nên làm ồ ạt theo phong trào vì sợ không đủ nguồn lực đầu tư. 
 
Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho rằng, do ngăn lũ làm lúa vụ ba nên đất đai Đồng bằng sông Cửu Long đang nghèo đi và nông dân đang sử dụng phân bón ngày càng nhiều hơn. Một trong những lý do người ta không thích gạo của Việt Nam, nhất là gạo của Đồng bằng sông Cửu Long là do bón quá nhiều đạm và càng bón nhiều thì các dưỡng chất khác trong đất lại càng mất đi. C hính việc làm quá nhiều lúa, bón quá nhiều phân mà sâu bệnh gây hại xuất hiện ngày càng nhiều và cũng chỉ có Việt Nam là không có gạo ngon để xuất khẩu - Giáo sư Võ Tòng Xuân chỉ rõ. 
 
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, việc giũ và điều tiết nước cho Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ phụ thuộc vào Biển Hồ mà còn có Đồng Tháp Mười. Đây là khu vực chứa nước của đồng bằng trong mùa mưa. Tuy nhiên, hiện tại do làm lúa vụ ba nên diện tích Đồng Tháp Mười đang bị thu hẹp dần, mặc dù vẫn còn một số diện tích rừng tràm tự nhiên ở Tiền Giang, Long An. Bởi vậy, bên cạnh giải quyết các vấn đề xuyên biên giới thì việc giữ Đồng Tháp Mười cũng quan trọng không kém.
 
Thanh Liêm (tinmoitruong.vn)
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.

Chính sách 28/12/2024
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 27/12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam tiến hành Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Thanh Sử - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) được bầu giữ chức Chủ tịch Chi hội.

Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week

Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week

Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.

Công ty CP B.O.O Nước Thủ Đức kỷ niệm 20 năm thành lập

Công ty CP B.O.O Nước Thủ Đức kỷ niệm 20 năm thành lập

Ngày 18/12/2024, Công ty CP B.O.O Nước Thủ Đức long trọng kỷ niệm 20 năm thành lập. Đến dự có Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam Hạ Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) Bùi Thanh Giang, lãnh đạo Công ty qua các thời kỳ cùng đông đảo CBCNV, người lao động trong Công ty.

Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp

Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp

Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.

VWSA - TVET: Hợp tác nhằm phổ biến kiến thức về Xử lý nước thải đến với cộng đồng

VWSA - TVET: Hợp tác nhằm phổ biến kiến thức về Xử lý nước thải đến với cộng đồng

Đó là nội dung chính trong buổi làm việc giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Chương trình Hợp tác Việt - Đức về Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (TVET) vào buổi sáng ngày 5/12/2024 vừa qua.

Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.

Hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ngành Nước ngày càng thực chất và hiệu quả

Hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ngành Nước ngày càng thực chất và hiệu quả

Ngày 22/11 vừa qua, Bộ môn Cấp thoát nước, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã chủ trì tổ chức Tọa đàm khoa học và ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 – 2029

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.

Quốc tế 01/12/2024
Top