Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

NASA sẽ dùng robot tìm nước và băng trên Mặt Trăng năm 2023

29/07/2022 23:48

Một robot di động sẽ được đưa lên Mặt Trăng vào mùa thu 2023 để tìm kiếm nước, Đại học John Hopkins đưa tin.

Robot dự kiến hạ cánh tại cực nam của Mặt Trăng trong khuôn khổ chương trình Artemis của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) để tìm kiếm băng nước mà các nhà khoa học cho là đang lẩn trốn trong vùng tối, theo bản tin đăng trên website của trường Đại học John Hopkins hôm 28/6.

Các nhà khoa học cũng tin rằng nguồn nước kia sẽ giúp duy trì sự sống cho con người khám phá Mặt Trăng một ngày nào đó hoặc dùng nó làm bệ phóng cho các chuyến thám hiểm không gian xa hơn.

Ảnh mô phỏng tàu VIPER trên bề mặt Mặt Trăng

Ảnh mô phỏng tàu VIPER trên bề mặt Mặt Trăng (Ảnh: NASA)

Gần đây NASA đã chọn Kevin Lewis, một phó giáo sư tại khoa Khoa học Trái đất và các hành tinh ở trường Krieger và là người đã từng làm các dự án liên quan đến Sao Hỏa, làm người đồng sự điều tra trong dự án với Mặt Trăng.

Ông dự định sẽ khám phá địa chất lớp dưới bề mặt của Mặt Trăng từ văn phòng mình ở Olin Hall bằng cách sử dụng hệ thống điều hướng của robot.

“Tôi đã từng làm trong các dự án khác với robot, nhưng mà ở Sao Hỏa, cho nên Mặt Trăng là điều hơi mới mẻ đối với tôi”, bản tin dẫn lời Lewis. “Chúng tôi sẽ nhìn vào bên trong phần tối chưa từng có ánh sáng Mặt Trời chứ đừng nói là do con người nhìn thấy. Bề mặt của nó có thể rất khác so với những bức ảnh ta từng thấy về Mặt Trăng.”

Khô hơn cả sa mạc

Phần lớn Mặt Trăng hoàn toàn không có nước. Lý do là từ sự hình thành của vệ tinh này: trong một vụ va chạm lớn giữa tiền Trái Đất và một vật thể có kích cỡ ngang Sao Hỏa. Nhiệt độ khi đó cao đến mức không chỉ làm tan chảy, mà thậm chí còn có thể làm bốc hơi đá, tạo ra một đám mây hơi đá quay quanh Trái Đất. Đám hơi dần dần hợp lại để hình thành Mặt Trăng.

Mức nhiệt độ cao đó cũng đủ để làm biến mất kể cả những vết tích nước còn sót lại ở trong đá như ở trên Trái Đất. Nhưng qua thời gian, sao băng và sao chổi chứa băng nước va chạm với Mặt Trăng và khiến những phân tử nước rải quanh bề mặt.

Mặt Trời có góc chiếu dốc vào Mặt Trăng, tạo nên phần bóng tối dài. Điều này có nghĩa là có những hố ở vùng cực không có chút ánh sáng nào. Khi những phân tử nước tình cờ lạc vào một trong số những vùng không được chiếu sáng này, nơi mà nhiệt độ thuộc dạng thấp nhất trong hệ Mặt Trời với chỉ tầm 10 độ trên nhiệt độ không tuyệt đối, thì nhiệt năng của các phân tử bị hút đi và chúng sẽ bị kẹt ở trên bề mặt.

“Do vậy, dần dần bạn có thể tích được một mỏ băng ở những vùng bị tối vĩnh viễn này, đây gần như có thể là nguồn nước duy nhất ở trên cả Mặt Trăng”, Lewis nói.

Thám hiểm Mặt Trăng

VIPER (viết tắt của Volatiles Investigating Polar Exploration Rover) là một con tàu robot có kích cỡ như một chiếc xe chạy trong sân golf được thiết kế dành cho những môi trường khắc nghiệt và bí ẩn ở cực Nam Mặt Trăng.

Con tàu sẽ di chuyển hàng km trong vài ngày mặt trăng (tương đương với 100 ngày ở Trái đất) và sẽ đánh giá từ dạng của nước cho đến số lượng, xác minh liệu nước đó là sương ở bề mặt hay là băng ở sâu bên trong, và liệu có phải có nơi sẽ có nhiều nước hơn chỗ khác không.

VIPER hiện đang được lắp ráp tại Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA ở Houston, và sẽ được tùy chỉnh theo các điều kiện cụ thể nó sẽ phải đương đầu ở cực Nam Mặt Trăng. Trong đó có đất ở hố va chạm với nhiều mức độ nén, cần tới 4 loại bánh xe được điều khiển độc lập có thể xử lý dốc từ 25-30 độ.

Trên Mặt Trăng còn có sự thay đổi nhiệt độ rất mạnh, ban ngày dưới ánh nắng từ 107 độ C tới -240 độ C (225 độ F đến -400 độ F) ở những phần tối; hình dạng hộp của VIPER giúp bảo vệ các công cụ, và các thiết bị công nghệ độ chính xác cao đang được kiểm tra đo lường lại để chống lại sự thay đổi trên.

Ngoài ra còn có bóng tối, do đó phải có những chiếc đèn pha lần đầu tiên được sử dụng trên một con tàu thám hiểm để soi sáng những nơi chưa từng được thấy ánh Mặt Trời trên Mặt Trăng.

Và rồi còn những mâu thuẫn: các nhà khoa học muốn VIPER phải dành thời gian ở trong bóng tối, nhưng con tàu cũng cần phải leo ra khỏi các hố va chạm để sạc pin định kỳ dưới ánh sáng Mặt Trời. Hầu hết các bảng pin mặt trời của con tàu rover được đặt trên nóc, nhưng góc chiếu của Mặt Trời lên Mặt Trăng khiến cho bảng pin của VIPER phải đặt ở 2 bên sườn.

Nhiệm vụ

NASA đã chọn 8 người điều tra nghiên cứu mới cho con VIPER để đưa ra những ý tưởng mới và chia sẻ kinh nghiệm cho đội nghiên cứu. Những điều tra từ Lewis đã đem lại công cụ khoa học hoàn toàn mới cho việc thăm dò Mặt Trăng.

Ảnh trực quan hóa khu vực hạ cánh dự kiến Nobile của tàu VIPER

Ảnh trực quan khu vực hạ cánh dự kiến Nobile của tàu VIPER (Ảnh: NASA)

Để theo dõi vị trí và hướng của VIPER, nó được trang bị những cảm biến gia tốc - thiết bị thường được dùng để xác định những thay đổi về vị trí và độ nghiêng của tàu. Đây là những công cụ mà Lewis dự định sẽ thiết kế lại công dụng cho nghiên cứu của mình. Những cảm biến này siêu nhạy, chúng có thể phát hiện những thay đổi rất nhỏ ở trọng lực ta có thể thấy khi đứng trên một vỉa quặng sắt trong lòng đất.

“Phép phân tích trọng trường đã được sử dụng để thăm dò trên Trái Đất; bạn có thể nhìn vào những độ dị thường của trọng lực và nó sẽ cho bạn biết một điều gì đó về địa chất ở lớp dưới bề mặt”, Lewis nói. “Chúng tôi làm như thế ở sao Hỏa và đã tìm được độ chặt của đá lớp dưới bề mặt mà chúng tôi lái qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy ở trên Mặt Trăng và cố gắng tính ra độ chặt của lớp đất mặt và tìm kiếm bất kỳ dị thường nào về mặt địa chất.”

VIPER là một phần trong khuôn khổ của chương trình Artemis của NASA, một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn để đưa con người trở lại Mặt Trăng. Artemis I sẽ là tên lửa thử đầu tiên chở người, dự kiến sẽ phóng trong năm nay. Artemis II dự kiến vào quỹ đạo Mặt Trăng năm 2023. Artemis III dự định sẽ đưa con người hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng năm 2024.

Là thành viên của đội khoa học, Lewis không tham gia vào quá trình xây dựng VIPER hay trực tiếp điều khiển bất cứ thứ gì trong nhiệm vụ. Nhưng kể từ khi gia nhập thì ông đã tham gia vào các chiến dịch được mô phỏng, nơi cả đội tập luyện sử dụng công nghệ của tàu rover và đưa ra những lựa chọn mà sẽ cần phải quyết định ngay lập tức.

Nhiệm vụ nghiên cứu nước và băng trên bề mặt Mặt Trăng của NASA  - Ảnh 3.

Mẫu tàu VIPER được thử nghiệm tại Trung tâm Vận hành Lunar. (Ảnh: NASA)

Nhiệm vụ đang dần trở thành sự thật. “Thật thú vị khi tìm kiếm nước mà một ngày nào đó các nhà thám hiểm có thể sử dụng”, Lewis nói. “Tìm thấy nước ở Mặt Trăng mà một ngày nào đó họ có thể uống một chai - đó là điều thật kinh ngạc. Và tất nhiên sẽ còn cả những khám phá về mặt địa chất: lịch sử của Mặt Trăng và sự tiến hóa về nhiệt và địa chất của vỏ Mặt Trăng là những vấn đề rất thú vị.”

Tác giả: Quang Hưng (dịch)

Nguồn: John Hopkins University

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả xử lý nước với những ứng dụng đặc biệt của Chlorine

Nâng cao hiệu quả xử lý nước với những ứng dụng đặc biệt của Chlorine

Chất khử trùng Chlorine trong nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường nước sạch và an toàn cho tôm, cá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc an toàn giúp tối ưu hóa việc sử dụng hóa chất này, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.

Doanh nghiệp 19/04/2024
Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp 4.0 tại HueWACO vinh dự đạt Giải thưởng Sao Khuê 2024

Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp 4.0 tại HueWACO vinh dự đạt Giải thưởng Sao Khuê 2024

Giải pháp “Nền tảng Quản trị và điều hành Doanh nghiệp 4.0” của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã vinh dự đạt giải Sao Khuê 2024.

Doanh nghiệp 14/04/2024
Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập nhằm hạn chế thấp nhất những tác động của mưa lớn, lũ lụt đối với đời sống người dân.

Trung bình một lít nước đóng chai có thể chứa đến 1/4 triệu mảnh nhựa nano

Trung bình một lít nước đóng chai có thể chứa đến 1/4 triệu mảnh nhựa nano

Đó là kết quả nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, giúp người tiêu dùng hiểu rõ ảnh hưởng sức khỏe của nhựa nano và những có thể làm để giảm bớt mức độ phơi nhiễm.

Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024: Quản lý lũ lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu

Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024: Quản lý lũ lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đang phải đối phó với các thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Do đó, các quốc gia cần chung tay trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với nhau để tìm ra các giải pháp phù hợp.

Thu phí xử lý nước thải - Chìa khóa khơi thông "điểm nghẽn" thoát nước

Thu phí xử lý nước thải - Chìa khóa khơi thông "điểm nghẽn" thoát nước

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) về điểm mới trong dự thảo Luật Cấp Thoát nước, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội.

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

Nguồn nước cấp, đặc biệt là nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hợp chất hữu cơ, các chất vi lượng do chất thải sinh hoạt, sản xuất và tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, cần xây dựng hệ thống xử lý nước tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế với giá thành phù hợp tại Việt Nam.

Áp lực cao của vòi hoa sen có thể giúp mọi người tiết kiệm nước

Áp lực cao của vòi hoa sen có thể giúp mọi người tiết kiệm nước

Các nhà nghiên cứu ở Surrey đưa ra kết luận khi các quan chức ở Anh đang tìm cách tiết kiệm nước trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và bùng nổ dân số làm gia tăng khoảng cách giữa cung và cầu.

Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ

Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ

Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc đang phải "đau đầu" giải quyết vấn đề thoát nước đô thị sau ngập lụt thì cách đây 4.000 năm, cha ông của họ đã "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng phương pháp ít ai ngờ.

Nghe nhìn 07/03/2024
Top